Những hệ thống vũ khí Mỹ khiến Nga 'thèm muốn'

Dù có sức mạnh đáng nể, quân đội Nga hiện vẫn thiếu một số vũ khí để có thể bắt kịp với Mỹ về khả năng tác chiến hiệu quả.

Trong giai đoạn cuối của thời kỳ Chiến tranh Lạnh,  Liên Xô dần hụt hơi so với Mỹ trong cuộc đua sở hữu những công nghệ vũ khí tốt nhất. Sự tan rã của Liên Xô làm nền công nghiệp quốc phòng nước này sụp đổ, khiến Moskva đến nay phải thèm muốn những hệ thống vũ khí tối tân của Washington, theo chuyên gia quân sự Robert Farley của National Interest.

Tiêm kích thế hệ 5

nhung-he-thong-vu-khi-my-khien-nga-them-muon

Tiêm kích thế hệ 5 F-35 của Mỹ. Ảnh: USAF.

5 năm trước, Nga từng kỳ vọng tiêm kích Sukhoi PAK FA hay T-50 sẽ giúp nước này bắt kịp Mỹ trong lĩnh vực phát triển chiến đấu cơ. Tuy nhiên, chương trình này đang bị ngưng trệ do các yếu tố kinh tế và công nghệ, khiến số lượng chiến đấu cơ sản xuất theo đơn đặt hàng bị giảm mạnh. Trong khi đó, Mỹ đã biên chế và triển khai tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor cho các đơn vị tiền tuyến. Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 cũng sắp được trang bị đại trà trong các quân binh chủng của Mỹ.

Dù Nga tiếp tục chế tạo và vận hành các chiến đấu cơ uy lực khác như Su-35,  không một tiêm kích nào của Nga có thể so sánh với F-22. Cho đến khi tiêm kích PAK FA hoặc máy bay thế hệ tiếp theo của Nga được biên chế, Mỹ vẫn sở hữu lợi thế mang tính quyết định trong việc chiếm ưu thế trên không.

Đạn dẫn đường chính xác (PGM)

nhung-he-thong-vu-khi-my-khien-nga-them-muon-1

Máy bay không người lái Predator của Mỹ. Ảnh: AFP.

Tuy Nga đã bắt đầu sử dụng các đạn dẫn đường chính xác nhiều hơn ở Syria so với các cuộc chiến trước đó, nhưng họ vẫn đi sau Mỹ trong việc triển khai thứ vũ khí này.

Một phần nguyên nhân là do học thuyết quân sự Nga có xu hướng ít chú trọng hơn vào nỗ lực giảm thiểu thiệt hại phát sinh so với quân đội Mỹ. Nguyên nhân thứ hai là việc Nga vẫn thiếu một kho vũ khí dự trữ PGM với số lượng lớn như những gì Mỹ đã xây dựng trong nhiều thập kỷ qua.

Ngoài ra, máy bay Nga chưa được trang bị pod cảm biến như hầu hết các máy bay phương Tây khi thực thi các nhiệm vụ tấn công không đối đất khiến chiến dịch không kích của Nga cũng khác về bản chất so với phương Tây và đôi khi thường tỏ ra kém hiệu quả hơn.

Tổ hợp tình báo, trinh sát và giám sát (ISR)

Trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh, các chiến lược gia quân sự Liên Xô nhận thấy việc kết hợp tấn công tầm xa với công nghệ thông tin sẽ là yếu tố chi phối trong kỷ nguyên quân sự tương lai. Nhưng họ cũng hiểu rằng Liên Xô thiếu hệ thống cần thiết để cạnh tranh với Mỹ trong các công nghệ liên lạc và máy tính tiên tiến.

Hiện nay, quân đội Nga vẫn thiếu công nghệ liên lạc, tình báo và khả năng phối hợp như cách Mỹ thực hiện trong chiến đấu. Dù các lực lượng Nga đã chiến đấu hiệu quả ở Gruzia và Syria, việc bổ sung các máy bay không người lái, trang bị liên lạc hạng nhẹ, hệ thống dẫn đường vệ tinh và các máy tính tốc độ cao có thể khiến họ cải thiện khả năng tác chiến hiệu quả hơn nhiều.

Tàu đổ bộ

nhung-he-thong-vu-khi-my-khien-nga-them-muon-2

Tàu đổ bộ USS America của Mỹ được đánh giá là mạnh ngang tàu sân bay. Ảnh: US Navy.

Năm 2010, Nga đã ký hợp đồng mua 4 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp, hai chiếc do Pháp đóng và hai chiếc còn lại có sự tham gia của Nga để lấp lỗ hổng trong năng lực tiến hành chiến tranh đổ bộ của nước này vốn bị sao nhãng từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Tuy nhiên, hợp đồng đổ vỡ sau khi Nga sát nhập Crimea, khiến hải quân Nga hiện nay không sở hữu bất kỳ tàu đổ bộ hiện đại nào. Khi can thiệp quân sự vào Syria, hải quân Nga phải sử dụng các tàu đổ bộ cũ lớp Ropucha trong khi ngành đóng tàu nước này vẫn đang phải vật lộn trong việc lắp ráp các tàu hiện đại cỡ lớn.

"Dù quân đội Nga rất thiện chiến nhưng họ vẫn vật lộn với những di sản từ thời Chiến tranh Lạnh. Kinh tế suy thoái và giá dầu thấp tiếp tục ảnh hưởng đến quá trình chuyên nghiệp hóa quân đội. Tuy nhiên, người Nga nhận ra những yếu kém trong quân đội và đang làm việc tích cực để khắc phục những vấn đề", Farley nhấn mạnh.

<>

Theo VNE

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.