Chương trình hạt nhân 'ngốn' của Triều Tiên bao nhiêu tiền?

Khi quyết định theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân, Triều Tiên đã chấp nhận đầu tư khoản chi phí khổng lồ vào một chương trình mà đổi lại họ phải chịu cấm vận gắt gao và tiêu tốn nhiều nguồn lực quý giá.

Chắc chắn, các chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã ngốn của nước này rất nhiều tiền. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn quyết tiến gần hơn đến một kho vũ khí giúp họ có thể tấn công các mục tiêu bên ngoài.

Triều Tiên, hạt nhân Triều Tiên, vũ khí Triều Tiên, tình hình Triều Tiên, Kim Jong Un
Ảnh: AP

Phí tổn phát triển hạt nhân

Thực tế, người ngoài rất khó biết được số liệu cụ thể về chi phí phát triển vũ khí của Triều Tiên. Theo hãng tin AP, Hàn Quốc ước tính phí tổn chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng vào khoảng 1-3 tỷ USD, với con số cao hơn nhiều nếu tính kết hợp cả phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa.

Trong khi đó, một tàu ngầm tấn công lớp Virginia chạy bằng năng lượng hạt nhân tiêu tốn của Hải quân Mỹ 2,5 tỷ USD. Hàng không mẫu hạm mới nhất của Mỹ là USS Gerald Ford ghi giá 8 tỷ USD, chưa tính các chi phí phát triển.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ước tính, chi phí cho 35 tên lửa đạn đạo đầu tiên mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cho bắn thử từ khi ông lên nắm quyền vào cuối năm 2011 đến tháng 7 năm ngoái là 97 triệu USD. Bộ này định giá mỗi tên lửa Scud vào khoảng 1-2 triệu USD; mỗi tên lửa Musudan là 3-6 triệu USD; và mỗi tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm là 5-10 triệu USD.

Cho đến tháng 7 năm ngoái, chính quyền ông Kim Jong Un đã phóng 16 tên lửa Scud, 6 tên lửa Rodon, 6 tên lửa Musudan và 3 tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM). Thêm vào vụ phóng ICBM ngày 4/7, từ đầu năm đến nay, Triều Tiên thực hiện 11 vụ thử, phóng tổng cộng 17 tên lửa.

Tổng chi tiêu quốc phòng của Triều Tiên được tin là vào khoảng 10 tỷ USD mỗi năm.

Triều Tiên lấy tiền từ đâu?

Đây luôn là chủ đề tranh cãi nóng bỏng. Nhưng 2 tỷ USD thu được từ các mặt hàng xuất khẩu năm 2015 không đủ chi trả. Triều Tiên được tin là phải dựa vào nguồn ngoại tệ của hàng chục nghìn lao động ở nước ngoài gửi về và vào xuất khẩu các vũ khí...

Tỷ lệ chi tiêu quân sự/GDP của Triều Tiên cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nhưng về tổng ngân sách quân sự thì ít hơn nhiều so với các láng giềng Nhật Bản và Hàn Quốc, và cực nhỏ nếu so với Mỹ.

Theo Vietnamnet

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.