Điều ít biết về những người 'sẵn sàng đỡ đạn' thay cho Tổng thống Mỹ

Những người luôn đi cạnh tổng thống Mỹ, sẵn sàng hy sinh thân mình vì sự an nguy của người đứng đầu chính phủ đó chính là các mật vụ Mỹ, những người được đào tạo kỹ lưỡng.
 

Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị ám sát đúng ngày ông đưa ra đề xuất thành lập Cơ quan Mật vụ. (Ảnh: People)
Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị ám sát đúng ngày ông đưa ra đề xuất thành lập Cơ quan Mật vụ. Ảnh: People

Tổng thống Mỹ bị ám sát ngay sau đề xuất lập Cơ quan Mật vụ

Ý tưởng thành lập Cơ quan Mật vụ Mỹ được Tổng thống Abraham Lincoln đưa ra vào ngày 14/4/1865. Tuy nhiên, cũng đúng vào ngày hôm đó ông bị ám sát khi đang xem vở kịch Our American Cousin trong bối cảnh nội chiến Mỹ sắp kết thúc. Đến tháng 7/1865, Cơ quan Mật vụ Mỹ được thành lập theo đề xuất của Bộ trưởng Tài chính Hugh McCulloch với mục đích ban đầu là chống các hành vi giả mạo và gian lận tài chính.

Chưa từng có mật vụ “hai mang”

Mật vụ Mỹ chưa từng có đặc vụ hai mang. (Ảnh minh họa: Politico)
Mật vụ Mỹ chưa từng có đặc vụ hai mang. Ảnh minh họa: Politico

Đến năm 2003, Mật vụ Mỹ được chuyển sang trực thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ và đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống và gia đình Tổng thống.

Trong lịch sử hoạt động hơn 110 năm, Cơ quan Mật vụ Mỹ chưa từng ghi nhận bất cứ trường hợp mật vụ "hai mang" mặc dù bị điệp viên nước ngoài cài cắm.

Sẵn sàng hứng đạn thay tổng thống

Nhân viên mật vụ chỉ có một nhiệm vụ là đảm bảo cho sinh mạng của tổng thống và di tản nhanh nhất có thể trong trường hợp xảy ra biến cố. (Ảnh minh họa: AFP)
Nhân viên mật vụ chỉ có một nhiệm vụ là đảm bảo cho sinh mạng của tổng thống và di tản nhanh nhất có thể trong trường hợp xảy ra biến cố. Ảnh minh họa: AFP

Nhân viên Mật vụ Mỹ không những có nhiệm vụ bảo toàn tính mạng cho tổng thống đương nhiệm mà còn cho phó tổng thống, cựu tổng thống, ứng viên tổng thống, cựu phó tổng thống, ứng viên phó tổng thống và gia đình của họ, cũng như các nguyên thủ nước ngoài thăm Mỹ.

Nguyên tắc của các mật vụ Mỹ là luôn đi cạnh tổng thống. Họ tuy không có nghĩa vụ phải hy sinh tính mạng vì tổng thống, nhưng từ lâu họ được biết đến là những người “sẵn sàng đỡ đạn” thay tổng thống.

Dan Bongino, một cựu nhân viên Mật vụ với 12 năm kinh nghiệm, từng bảo vệ cựu Tổng thống Barack Obama và người tiền nhiệm George W. Bush, cho biết ông và các đồng nghiệp được huấn luyện để “trở nên to hơn” theo nghĩa đen. Điều này có nghĩa là khi một vụ nổ súng diễn ra và mọi người ngồi sụp xuống tránh né, nhân viên mật vụ sẽ phải dang rộng mình hết mức có thể để đón lấy viên đạn.

Theo cựu mật vụ này, khi thực sự xảy ra nổ súng, nhân viên mật vụ chỉ có một nhiệm vụ là đảm bảo cho sinh mạng của tổng thống và di tản nhanh nhất có thể.

Mật vụ duy nhất thiệt mạng khi bảo vệ tổng thống

Leslie Coffelt (trái) là mật vụ duy nhất thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ tổng thống. (Ảnh: Getty)
Leslie Coffelt (trái) là mật vụ duy nhất thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ tổng thống. Ảnh: Getty

Vào ngày 1/11/1950, hai công dân Puerto Rico âm mưu ám sát Tổng thống Mỹ Harry Truman. Vào thời điểm đó, ông Truman đang ở Nhà khách tổng thống vì Nhà Trắng đang trong giai đoạn sửa chữa. Hai tay súng đã đột nhập vào đây, bắn vào bụng và ngực của mật vụ Leslie Coffelt. Mặc dù bị thương, mật vụ này vẫn tìm cách đáp trả và tiêu diệt 1 trong 2 tên. Coffelt là nhân viên đầu tiên của Cơ quan Mật vụ hi sinh khi bảo vệ tổng thống trước âm mưu ám sát.

Mật vụ gắn biệt danh riêng cho mỗi tổng thống

Mỗi tổng thống Mỹ đều có biệt danh riêng. (Ảnh: Getty)
Mỗi tổng thống Mỹ đều có biệt danh riêng. Ảnh: Getty

Những người được Mật vụ bảo vệ sẽ được gắn biệt danh riêng. Ví dụ, cựu Tổng thống Bill Clinton được gắn biệt danh Eagle, cựu Tổng thống George W. Bush là Acrobat, cựu Tổng thống Barack Obama là Renegade.

Theo Dân trí

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.