Tướng Hải quân Argentina rơi rụng sau vụ tàu ngầm mất tích

Số phận chiếc tàu ngầm ARA San Juan bị mất tích vẫn chưa rõ nhưng một số lãnh đạo Hải quân Argentina đã bị mất chức, trả giá cho sự xao nhãng, thiếu trách nhiệm trong công việc.

Tổng thống Mauricio Macri (trái) trong lần họp báo về vụ tàu ngầm cùng đô đốc Marcelo Srur, người vừa bị cách chức - Ảnh: AFP
Tổng thống Mauricio Macri (trái) trong lần họp báo về vụ tàu ngầm cùng đô đốc Marcelo Srur, người vừa bị cách chức - Ảnh: AFP

Mới nhất là Tư lệnh hải quân, đô đốc Marcelo Srur vừa sa thải, một tháng sau vụ chiếc tàu ngầm ARA San Juan chở 44 thành viên thủy thủ đoàn bị mất tích ở phía Nam Đại Tây Dương.

Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn Chính phủ Argentina ngày 17-12 cho biết động thái này là biện pháp kỷ luật đầu tiên do chính quyền Tổng thống Mauricio Macri thực hiện, kể từ khi mất liên lạc với tàu ngầm ARA San Juan hôm 15-11.

Trong khi đó vào hôm 12-12, chính đô đốc Marcelo Srur đã cách chức chỉ huy mảng đào tạo của hải quân là phó đô đốc Luis López Mazzeo do "vi phạm kỷ luật" liên quan tới vụ tàu ngầm ARA San Juan bị mất tích.

Trong quá trình điều tra vụ việc, Bộ trưởng Quốc phòng Oscar Aguad đã yêu cầu Hải quân Argentina cung cấp tài liệu liên quan tới quá trình bảo dưỡng cũng như lộ trình hoạt động của ARA San Juan cho thẩm phán Marta Yanez - người đang thụ lý vụ việc này.

 Giới chức Argentina cũng đang xem xét trách nhiệm của những người có liên quan tới vụ tàu ngầm ARA San Juan và thủy thủ đoàn gồm 44 người bị mất tích, trong đó có ông Mazzeo và chỉ huy đơn vị tàu ngầm Argentina.

Bộ Quốc phòng Argentina cũng điều tra lý do hải quân nước này không báo cáo kịp thời vụ tàu ngầm mất tích cho Tổng thống Mauricio Macri - Tư lệnh các Lực lượng vũ trang, cũng như cho Bô trưởng Aguad, ngay trong ngày 15-11 khi bị mất liên lạc với ARA San Juan. Ngoài ra, các nhà chức trách cũng kiểm tra thời điểm hải quân nước này phát hiện vụ nổ tại khu vực tàu mất tích bởi thông tin này chỉ được đưa ra vào ngày 22/11.

 

Tổng thống Mauricio Macri (giữa) lắng nghe đô đốc Marcelo Srur (bìa phải) trình bày về hướng tìm kiếm tàu ngầm mất tích tại trụ sở hải quân ở thủ đô Buenos Aires ngày 24-11 - Ảnh: REUTERS

Ngày 13-11 vừa qua, tàu ARA San Juan rời cảng Ushuaia, ở cực Nam Argentina, để thực hiện hành trình về căn cứ tại thành phố Mar del Plata, cách thủ đô Buenos Aires 400km về phía Nam.

Hai ngày sau đó, tàu đã phát tín hiệu lần cuối tại vịnh San Jorge, cách bờ biển Argentina 432km, thông báo về việc nước biển tràn hệ thống thông hơi trong lúc biển động mạnh, dẫn tới sự cố đoản mạch ở một ắcquy và gây cháy.

Tuy nhiên, thủy thủ đoàn thông báo đã khống chế được vụ việc và tiếp tục hành trình. Kể từ đó, tàu ARA San Juan với 44 thủy thủ đã mất tích.

Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), khoảng ba giờ sau khi tàu ARA San Juan báo cáo thông tin lần cuối với đài chỉ huy, một vụ nổ lớn đã xảy ra chỉ cách địa điểm tàu liên lạc khoảng 27km. Vụ nổ này có thể liên quan tới việc tàu mất tích.

Tàu ngầm ARA San Juan trong lần rời cảng Buenos Aires ngày 2-6-2014 - Ảnh: REUTERS
Tàu ngầm ARA San Juan trong lần rời cảng Buenos Aires ngày 2/6/2014 - Ảnh: REUTERS

Tàu ngầm ARA San Juan trong lần rời cảng Buenos Aires ngày 2-6-2014 - Ảnh: REUTERS

Hôm 28-11, phía Hải quân Argentina cho rằng nếu đúng là tàu đã nổ thì nguyên nhân là do khí hydro tích tụ sau sự cố chập ắcquy.

Hiện các nỗ lực của Argentina và quốc tế nhằm tìm kiếm tàu ngầm này vẫn chưa đem lại kết quả. Khu vực tìm kiếm tàu ngầm này hiện nay trải rộng tới 40.000km2, có độ sâu từ 200-1.000m ở Nam Đại Tây Dương.

Hôm 12-12, Hải quân Argentina có ra thông cáo cho biết 2 vật thể tình nghi được phát hiện ở độ sâu 650m và 139m đều không thuộc tàu ngầm ARA San Juan.

 

Người thân của thủy thủ Luis Carlos Nolasco, một trong 44 thành viên thủy thủ đoàn của ARA San Juan, cầm chân dung anh trong cuộc tuần hành trước căn cứ hải quân Mar del Plat, ngày 3-12 để đòi tiến hành tìm kiếm rốt ráo - Ảnh: REUTERS

Ngày 5/12, Bộ trưởng Quốc phòng Argentina Oscar Aguad khẳng định 44 thủy thủ trong tàu ngầm ARA San Juan, bị mất tích từ ngày 15-11 trên biển Nam Đại Tây Dương, đã thiệt mạng. 

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Todo Noticias, Bộ trưởng Aguad nhấn mạnh sau 20 ngày và trong điều kiện khắc nghiệt tại vùng biển nơi tàu ngầm mất tích, "con người không thể tồn tại". Với tuyên bố này, ông Aguad là quan chức đầu tiên trong chính phủ Argentina chính thức thừa nhận các thủy thủ đã hy sinh. 

Theo Tuổi trẻ

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân