Độc đáo món cá thửng ngày Tết ở xứ Nghệ

(Baonghean.vn)- Từ bao đời nay, người dân ven biển xứ Nghệ vẫn giữ truyền thống ăn cá thửng trong những ngày Tết. Món ăn dân dã đậm chất quê này chứa đựng nhiều nét văn hóa độc đáo.

Trước rằm Tháng Chạp, bà Phạm Hồng Căn, xóm Kim Khánh, xã Nghi Ân, Thành phố Vinh đã đi chợ Quán Bánh, tìm mua hơn chục con cá thửng về chuẩn bị Tết. Là một gia đình còn giữ nhiều nếp truyền thống của vùng biển Nghi Lộc xưa, việc mua cá thửng ăn Tết là truyền thống được gia đình bà giữ gìn từ đời trước. Cá thửng được chọn để kho ăn Tết là cá tươi ngon, mình chắc chắn, đã được sơ chế sao cho đầu cá ngậm đuôi, được hông kỹ, khi kho với nước mật, riềng, sả, cá có màu vàng, không bị nát. Nếu như ngày thường, cá thửng chỉ có giá khoảng 60 - 80 ngàn đồng/kg thì ngày Tết, giá cá tăng gấp đôi.

Món cá thửng đầu ngậm đuôi trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết ở vùng ven biển xứ Nghệ. Ảnh: Nguyên Khoa
Món cá thửng đầu ngậm đuôi trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết ở vùng ven biển xứ Nghệ. Ảnh: Nguyên Khoa

Sau khi mua về, cá thửng được cho vào nồi đất, dưới trải lớp mía, gừng, riềng và thêm tí mật, nước mắm, muối trắng, hành phi, kho nhỏ lửa trong vài giờ đồng hồ đến khi cá có màu vàng sánh, quyện mùi thơm của các loại gia vị thì có thể sử dụng được.

Bà Căn cho biết, không riêng gì gia đình bà mà tất cả các gia đình vùng Nghi Ân, Nghi Đức (Thành phố Vinh), Phúc, Thái, Thọ (huyện Nghi Lộc) và người dân Thị xã Cửa Lò đều có món cá thửng trong mâm cơm gia tiên ngày Tết. Xét về ý nghĩa, cá thửng được chế biến kiểu đầu ngậm đuôi trong dịp Tết là để nhắc nhở con cháu dù đi đâu, về đâu, làm gì cũng nhớ đến nguồn cội, tiên tổ, nhất là trong những ngày đầu năm mới; con cá hình tròn đặt lên đĩa trong mâm cũng gia tiên cũng là tượng trưng cho mặt trời, thể hiện ước vọng hưng thịnh trong năm mới.

Cụ Nguyễn Văn Chân, gần 80 tuổi ở xã Nghi Đức cũng có thêm các giải thích rằng, sở dĩ nhà nào cũng ăn cá thửng ngày Tết là bởi đây là loài cá rất phổ biến ở vùng gần bờ. Mặt khác, cấu tạo của loài cá này khá đặc biệt, thịt chắc, có lớp vảy cứng bên ngoài, khi kho với nước mắm, muối có thể giữ đến cả tháng không bị hỏng. Trước, đây là loài cá của người nghèo ăn trong dịp Tết, vì vậy ngày nay, được con cháu giữ gìn, trân trọng cho đến tận ngày nay, như là một cách nhắc nhở các thế hệ sau về truyền thống cha ông ngày trước.

Món cá thửng được gọi là cá mặn (để phân biệt với cá nhạt - cá nước ngọt kho nhạt hơn), có mặt trong mâm cơm tất niên, và mâm cúng năm mới của các gia đình. Đặc biệt, trong mâm cơm chiều 30, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải ăn thử món cá thửng để góp ý cho món cá trở nên hoàn hảo hơn trong năm mới. Nếu đĩa cá thửng được mọi người ăn hết, khen ngon chính là báo hiệu cho một năm mới hanh thông, phát đạt của chủ mâm cơm tất niên. Chính vì vậy, ai cũng trau chuốt tỉ mỉ cho món cá truyền thống này.

Nguyên Khoa

tin mới

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.