Bất đồng Mỹ - Trung báo hiệu sự chuyển dịch đầy rủi ro của trật tự toàn cầu

(Baonghean.vn) - Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đang làm dấy lên viễn cảnh về sự rạn nứt mới cho nền kinh tế và ngoại giao toàn cầu, với hậu quả mà theo giới phân tích có thể gây ra những thách thức "chưa từng có" cho các nhà lãnh đạo thế giới.
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung kết thúc mà không có thỏa thuận. Ảnh: Getty
Đàm phán thương mại Mỹ  - Trung kết thúc mà không có thỏa thuận. Ảnh: Getty
Chuyên gia Alice Ekman từ Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) nhận định, từ cuộc chiến thương mại leo thang tới sự tranh giành tầm ảnh hưởng ở Biển Đông, "chúng ta đã bước vào thời kỳ đối đầu mạnh mẽ và lâu dài giữa Mỹ và Trung Quốc".

Trong khi đó, chuyên gia Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ) cho rằng: "Một sự thay đổi điển hình trong chính sách với Trung Quốc của Mỹ đang diễn ra, gây tác động lớn cho mối quan hệ song phương vốn đóng vai trò quan trọng nhất toàn thế giới, và quan trọng hơn hết là cho nền an ninh toàn cầu. Sự thay đổi chính sách sâu rộng dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ giúp ông tại vị chức vụ Tổng thống Mỹ lâu hơn vì nó phản ánh sự đồng thuận của lưỡng đảng tại Washington, mà chính sách trước đây nhằm "can dự mang tính xây dựng" với Trung Quốc đã thất bại".

Còn theo chuyên gia Jean-Francois Di Meglio từ công ty nghiên cứu và tư vấn có tên Trung tâm châu Á ở thủ đô Paris (Pháp), đối với Tổng thống Trump, "sai lầm chết người là để Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hồi năm 2001".

Ông giải thích: "Trước thời điểm đó, chúng ta có một chính quyền Trung Quốc chơi trò chơi Tây hóa, khiến Mỹ và EU tuyên bố 'Hãy mở cửa cho họ và trao cho họ quy chế là quốc gia đang phát triển'. Trung Quốc coi đây là một thắng lợi lớn. Và năm 2001 chứng kiến thặng dư thương mại của nước này bùng nổ cũng như dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh vô cùng lớn".

Cho tới nay, các bước đi của Tổng thống Trump chưa gây ra bất kỳ tác động tiêu cực lớn nào cho nền kinh tế Mỹ, song giới phân tích cho rằng hậu quả từ sự đối đầu gia tăng giữa nước này và Trung Quốc có thể được cảm nhận trên toàn thế giới.

Và kể cả khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không leo thang hơn nữa, thì vẫn có nhiều lĩnh vực khác chứng kiến sự đối đầu, như sức mạnh công nghệ gia tăng của Trung Quốc, nhất là năng lực phát triển mạng di động tốc độ cao 5G.

Ngoài ra, Sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Bắc Kinh cũng có thể khiến căng thẳng Mỹ - Trung dai dẳng.

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.