Các bộ trưởng nội vụ châu Âu chuẩn bị họp bàn về hạn ngạch người di cư

(Baonghean.vn) - Trước thềm cuộc gặp của các Bộ trưởng Nội vụ tại Brussels, Bỉ, bất đồng đã nảy sinh về hạn ngạch phân bổ khoảng 120.000 người di cư. Trong khi đó, Hungary đã cho phép quân đội nước này ngăn cản dòng người di cư tại các khu vực biên giới.

Bất đồng nảy sinh về hạn ngạch phân bổ khoảng 120.000 người di cư đổ xô về châu Âu ngay trước cuộc họp của các bộ trưởng nội vụ tại Brussels, Bỉ vào ngày 22/9. Ảnh: dpa.
Bất đồng nảy sinh về hạn ngạch phân bổ khoảng 120.000 người di cư đổ xô về châu Âu ngay trước cuộc họp của các bộ trưởng nội vụ tại Brussels, Bỉ vào ngày 22/9. Ảnh: dpa.

Sau các cuộc đàm phán thất bại hồi tuần trước, các bộ trưởng Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) hy vọng ngày 22/9 sẽ đạt thỏa thuận về cuộc khủng hoảng di cư đang diễn ra.

Phát biểu tại Berlin hôm 21/9, Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere nói rằng châu Âu cần thống nhất một “hạn ngạch rộng rãi” để khối nước này có thể “hoàn thành các nghĩa vụ nhân đạo của mình”.

Hungary, Slovakia, Romania, Ba Lan và Cộng hòa Czech đều phản đối kế hoạch phân bổ người di cư ra khắp EU. Tính đến tuần này, Hungary vẫn là một cửa ngõ chính vào EU đối với những người chạy trốn cuộc xung đột tại Trung Đông và châu Phi. Kể từ lúc nước này đóng cửa biên giới với Serbia hồi tuần trước, láng giềng Croatia đã chứng kiến dòng người di cư khổng lồ lên đến 300.000 người, nhiều trong số này đang tìm cách tới Slovenia và từ đó tới Áo và Đức.

Hungary đã hứng chịu sự chỉ trích quốc tế sau các cuộc đụng độ giữa người di cư và cảnh sát tại các cửa khẩu. Hôm 21/9, Budapest đã tăng thêm quyền hành mới cho lực lượng lục quân và cảnh sát nước này trong nỗ lực nhằm cản trở người di cư. Quy định mới này cho phép sử dụng các loại súng không sát thương, đạn cao su, đạn pháo và hơi cay. Theo đó, cảnh sát cũng có thể kiểm tra các hộ gia đình để phát hiện những người bị tình nghi là di cư bất hợp pháp.

Thủ tướng Viktor Orban đã cảnh báo rằng châu Âu đang bị “tàn phá” trong cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Không lâu sau tuyên bố của ông Orban hôm 21/9, Liên hợp quốc (UN) đã hối thúc châu Âu thể hiện “vai trò lãnh đạo và lòng trắc ẩn” đối với những người di cư. UN cho biết trong một tuyên bố: “Ngài Tổng thư ký hết sức quan ngại về tình hình đang trở nên xấu đi đối với những người di cư đặt chân đến châu Âu”.

Tổng thư ký UN Ban Ki-Moon cũng nêu lên các quan ngại về các khu vực biên giới bị đóng cửa đối với người di cư và việc thiếu cơ sở vật chất, cũng như số lượng người di cư bị bắt giữ đang ngày càng tăng.

Sau cuộc gặp hôm 22/9 tại Brussels, các nhà lãnh đạo chính phủ của châu Âu sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp vào ngày 23/9, dự kiến sẽ có bài phát biểu của Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Pháp Francois Hollande nhằm cảnh báo về những hiểm họa mà EU đang phải đối mặt. Đây sẽ là bài phát biểu chung đầu tiên của Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp kể từ năm 1989, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.

Thu Giang

(Theo Reuters, AFP)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.