Căn nguyên vấn đề hạn hán của Triều Tiên

(Baonghean.vn) - Bằng việc cố gắng giúp đỡ, cộng đồng quốc tế có thể khiến các vấn đề mang tính dài hạn trở nên xấu đi.

Trong năm nay, các cơ quan chức năng Triều Tiên lẫn các cơ quan và chuyên gia quốc tế lại một lần nữa nói về nạn hạn hán, mà theo kênh tin tức của chính phủ Triều Tiên là tồi tệ nhất trong 100 năm qua. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết trẻ em Triều Tiên đang phải hứng chịu sự lan rộng của dịch tiêu chảy và đi kèm với đó là thiếu thốn nguồn nước uống an toàn.

Cánh đồng hợp tác xã tại Triều Tiên. Ảnh: Flickr.
Cánh đồng hợp tác xã tại Triều Tiên. Ảnh: Flickr.

Nói cách khác, vấn đề vẫn như thường lệ. Những hồi chuông cảnh báo về thiếu hụt thực phẩm và thảm họa thiên nhiên tại Triều Tiên là hiện tượng mang tính thường năm. Mùa hè năm 2007, đất nước này đã phải hứng chịu những trận lụt khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại, chứng kiến 200.000 người mất nhà cửa và ít nhất hàng trăm người thiệt mạng. Lũ lụt cũng đã tàn phá đất nước này vào năm 2012 và 2013, dù trên quy mô hẹp hơn. Và tháng 6 năm ngoái, Triều Tiên lại thông báo đang đối mặt với nạn hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 1 thập kỷ.

Tình trạng khẩn cấp tái diễn này khó lòng tránh khỏi. Việc Triều Tiên không có năng lực ứng phó với các thảm họa thiên nhiên, và cung cấp lương thực cho chính người dân nước này là hệ quả trực tiếp từ các chính sách có chủ đích của chính phủ. Thậm chí sau nạn đói nghiêm trọng trong thập niên 90, khi hàng trăm nghìn cư dân nước này chịu cảnh chết đói do nền kinh tế sụp đổ, Triều Tiên đã không chịu từ bỏ kế hoạch kinh tế của mình.

Đáng buồn là, khi nỗ lực chống chọi với tình cảnh khốn khó của Triều Tiên, cộng đồng quốc tế trớ trêu thay có thể đang góp phần kéo dài thêm tình cảnh này. Liên hợp quốc và các nhà hảo tâm đang tạo điều kiện để Triều Tiên tiếp tục những chính sách thảm họa khi bao bọc nước này trong bối cảnh cạn kiệt lương thực.

Viện trợ nước ngoài là một phần không thể thiếu trong kế hoạch cung cấp lương thực của Triều Tiên từ giữa thập niên 1990. Năm nay cũng không phải ngoại lệ, và cộng đồng quốc tế có thể phải phân bổ các quỹ bổ sung phục vụ viện trợ lương thực cho Triều Tiên nhằm ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng đang diễn ra rộng khắp. Tuy nhiên, viện trợ sẽ không làm thay đổi điều gì trong dài hạn. Triều Tiên sẽ tiếp tục dễ bị tổn thương trước những thay đổi nhỏ của thời tiết, trừ phi những chính sách kinh tế cơ bản nhất của nước này được xét lại toàn bộ.

Căn bản nhất trong số này là chính sách kinh tế tự cấp tự túc. Những nước có hệ thống kinh tế hoạt động tốt, tạo điều kiện cho chuyên môn hóa kinh tế và thương mại, đơn giản sẽ xem việc tăng nhập khẩu lương thực là nhằm bù đắp cho các điều kiện khí hậu khô hạn hơn. Điều này không thể diễn ra tại Triều Tiên. Chế độ tại nước này thi thoảng đã có những nỗ lực nhằm hiện đại hóa hệ thống và thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng chưa tiến hành bước cần thiết nào để tìm cách hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Quả thực, một số cải cách chính sách về kinh tế và nông nghiệp đã diễn ra. Khác với trước, hiện các thị trường tư nhân vững mạnh hơn. Nhiều thị trường thậm chí đã được hợp thức hóa và tích hợp vào hệ thống kinh tế sau nạn đói những năm 1990.Bộ máy tại Triều Tiên thường nhấn mạnh rằng nước này gồm phần lớn các khu vực đồi núi, không phù hợp canh tác nông nghiệp. Điều đó rõ ràng là đúng, nhưng phản ứng lôgích trước thách thức như vậy phải là tìm cách nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp và xuất khẩu các sản phẩm mà đất nước có thể sản xuất nhiều với giá thấp hơn các nước khác. Thay vào đó, chế độ này tiếp tục duy trì sự tự lực về kinh tế và chính trị là mục tiêu bao quát của mình. Các chính sách cụ thể hơn đã góp phần tạo nên tình hình khó khăn hiện nay: Trong nhiều thập kỷ, Triều Tiên đã chặt hạ rừng một cách có hệ thống trên các sườn núi để tạo thêm đất nông nghiệp, vô hình trung gây lũ lụt khi đất mất khả năng giữ lại nước mưa.

Dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un, một số thử nghiệm đã được tiến hành cho phép nông dân giữ lại phần thu hoạch lớn hơn để phục vụ thương mại tư nhân và tiêu dùng. Nhiều đặc khu kinh tế đã được chính phủ thiết kế và trao quyền tự do đáng kể để vận hành và tạo ra các quy định riêng của mình.

Đây chỉ là vài ví dụ minh họa cho cách nhà nước Triều Tiên đang nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế. Nhưng những biện pháp này không khác gì chỉnh sửa những góc cạnh của một hệ thống thất bại. Nhà nước vẫn sở hữu toàn bộ các phương pháp sản xuất thiết yếu. Trong khi một số học giả lập luận rằng các cải cách nông nghiệp tại đây đã dẫn tới năng suất mùa màng tăng, sản lượng cao hơn một chút trong những năm gần đây dường như chỉ là sự tiếp diễn xu thế vốn bắt đầu từ lâu trước khi các cải cách được thực thi.

Trái lại, Triều Tiên không những đang từ chối thay đổi các cơ cấu kinh tế nhằm khiến chúng trở nên kiên cường hơn trước những biến cố như nạn hạn hán hiện nay. Nước này cũng tiếp tục kiềm chế các cơ chế kinh tế có thể giúp ứng phó với tác động của thảm họa thiên nhiên. Dù các thị trường pháp lý tư nhân hiện về phần lớn là bộ phận của nền kinh tế chính thức, xuất nhập khẩu vẫn chịu nhiều hạn chế.

Trong khi Kim Jong-un một mặt đã thi hành các biện pháp tiến hành định hình việc giải phóng nền kinh tế, mặt khác ông lại thắt chặt các biện pháp kiểm soát thương mại biên giới và buôn lậu. Chính phủ chỉ cần chấm dứt một phần kiểm soát đối với các thị trường để giảm bớt những thiếu hụt lương thực mà có khả năng sẽ xảy ra sau đợt hạn hán hiện nay, một biện pháp hầu như không có phí tổn. Cho đến nay, chính phủ này vẫn chưa làm điều gì tương tự như vậy.

Những hậu quả của nạn hạn hán tại Triều Tiên trước hết là thất bại về chính sách, chứ không phải của tự nhiên. Bằng việc chấp thuận cung cấp cho thiếu hụt trong sản xuất lương thực của Triều Tiên, hết năm này qua năm khác, ngay cả khi chế độ cầm quyền từ chối thay đổi căn bản hệ thống liên tiếp gặp trục trặc, cộng đồng quốc tế đóng vai trò như nhân tố tạo điều kiện tiếp diễn những sai sót trong quản lý của chế độ này. Viện trợ nhân đạo nhằm phục vụ những mục đích tốt đẹp nhất, nhưng trong dài hạn, thông qua việc giúp Triều Tiên lảng tránh các lựa chọn chính sách cần thiết, điều này có thể gây hại thay vì có ích đối với người dân Triều Tiên.

Thu Giang

(Theo The Diplomat)

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.