Chân dung thủ phạm xả súng đẫm máu tại Orlando

Omar Mateen, nghi phạm khủng bố tấn công một hộp đêm dành cho người đồng tính ở Orlando, từng bị Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) để ý không dưới một lần. 
 

Omar Mateen, kẻ gây vụ xả súng đẫm máu làm ít nhất 50 người chết (Nguồn: Daily Beast)
Omar Mateen, kẻ gây vụ xả súng đẫm máu làm ít nhất 50 người chết (Nguồn: Daily Beast)

Tờ Daily Beast dẫn nguồn tin cảnh sát giấu danh cho biết Mateen từng bị xem là đối tượng mà các lực lượng an ninh liên bang cần chú ý, trước khi gã nổ súng sát hại ít nhất 50 người trong vụ xả súng đẫm máu nhất lịch sử Mỹ. Tổng cộng Mateen đã bắn trúng hơn 100 người.

Mateen, người vùng Port Saint Lucie, Florida, đã bị liệt vào diện "đối tượng đáng quan tâm" hai lần, với lần đầu vào năm 2013 và lần thứ hai vào năm 2014. FBI thậm chí còn cân nhắc mở cuộc điều tra nhằm vào Mateen một lần, nhưng cuối cùng lại thôi. 

Theo nguồn tin của Daily Beast, Mateen sinh tại New York và đã kết hôn với một người phụ nữ sống ở New Jersey. Người phụ nữ này cho tờ Washington Post biết rằng Mateen luôn đánh đập cô trong suốt cuộc hôn nhân kéo dai từ tháng 4/2009 tới tháng 7/2011. 

“Anh ta không phải là người bình thường," cô chia sẻ. "Anh ta đã đánh tôi. Anh ta thường về nhà và đánh tôi chỉ vì quần áo chưa giặt xong hoặc những chuyện tương tự."

Cô cho biết cha mẹ Mateen tới Mỹ từ Afghanistan và gã không phải là người sùng đạo. Cô cứ ngỡ gã là một anh chàng bình thường dễ mến và chỉ vỡ mộng sau khi kết hôn. 

Cha của Mateen, ông Mir Seddique Mateen, đã xuất hiện trên trang tin NBC News để nói về hành động kinh khủng của đứa con trai. "Chúng tôi muốn xin lỗi vì toàn bộ chuyện này. Chúng tôi không biết con mình đang định làm điều gì. Chúng tôi cũng bị sốc giống như cả nước Mỹ vậy," ông nói và cho biết thêm rằng vụ tấn công của con ông không liên quan tới Hồi giáo. 

Nhưng theo Washington Post, lời nói của Mir Seddique có thể không đáng tin, bởi ông ta là người ủng hộ lực lượng Taliban ở Afghanistan. Ông này tới định cư ở Florida đã lâu, nhưng vẫn đang điều hành một tổ chức phi chính phủ nằm ở Afghanistan. Ông này cũng có quan điểm rằng tỉnh Biên giới Tây Bắc của Pakistan phải trả lại cho Afghanistan. 

"Afghanistan muôn năm," Mir Seddique từng viết trên trang Facebook cá nhân. "Pakistan hãy chết đi, chết đi."

Hai quan chức cảnh sát cho tờ Daily Mail biết, ngay trước khi bắt đầu thực hiện vụ bắn giết, Mateen đã gọi số điện thoại khẩn cấp 911 và tuyên bố gã trung thành với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Trong vụ xả súng diễn ra ở San Bernadino hồi năm ngoái làm 14 người chết, sát thủ cũng lên mạng tuyên bố trung thành với IS. 

Những viên cảnh sát này nói rằng không có bằng chứng cho thấy Mateen có bất kỳ mối quan hệ trực tiếp nào với IS. Nhưng gần đây nhóm này có kêu gọi người Hồi giáo trên khắp thế giới tấn công các mục tiêu ở phương Tây trong tháng ăn chay Ramadan, đã bắt đầu từ tuần trước.

Amaq Agency, một đơn vị truyền thông có liên quan tới IS, đã ca ngợi vụ tấn công và tuyên bố IS chỉ đạo thực hiện vụ này. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy mối liên hệ giữa Mateen và IS.

Hiện còn một số câu hỏi về Mateen vẫn chưa có đáp án. Đó là liệu công ty bảo vệ tư nhân G4S thuê Mateen làm việc có biết về khả năng phạm trọng tội của gã và họ có tiến hành kiểm tra lý lịch gã hay không. Mateen có một giấy phép sử dụng súng do yêu cầu của công việc và gã đã bỏ tiền mua một khẩu súng - chính là vũ khí được dùng trong vụ thảm sát. 

Daniel Gilroy, người từng làm việc với Mateen của G4S cho biết gã là người rất "bất ổn," từng nói về việc sẽ đoạt mạng kẻ khác. Gilroy đã báo với G4S về hành vi kỳ quặc của Mateen, nhưng không ai quan tâm. 

Các lỗ hổng an ninh như thế đã giúp cho Mateen có thể sát hại tới 50 người vào mờ sáng 12/6 (giờ Mỹ), bằng một khẩu súng trường kiểu AR-15. Mateen sau đó đã bị tiêu diệt trong cuộc đọ súng với lực lượng SWAT.

Được biết vụ thảm sát đẫm máu nhất lịch sử Mỹ do một cá nhân thực hiện từng xảy ra ở Bath, Michigan vào năm 1927, khi một gã đàn ông đánh bom một trường học làm 44 người chết. Tuy nhiên "kỷ lục" này đã bị Mateen xô đổ bằng vụ xả súng chết chóc của gã./. 

Theo VIETNAM+

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân