Chưa bằng mặt, chẳng bằng lòng

(Baonghean)- Vốn đã được chờ đợi từ lâu, tuần qua, chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Đức Angela Merkel lại khiến dư luận có thêm thời gian bàn luận do bị hoãn bởi bão tuyết tại Mỹ. Không ngoài dự đoán, những biểu hiện và tuyên bố của lãnh đạo hai bên cho thấy, “mối tâm giao” Mỹ - Đức vẫn sẽ còn nhiều khó khăn dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump. 

Bối rối và xa cách

Trong tuyên bố của mình tại buổi họp báo chung sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận xét rằng: “Thật tốt khi hai bên nói chuyện trực tiếp với nhau thay vì nói về nhau qua các phương tiện truyền thông”. Cả hai nhà lãnh đạo còn miêu tả với các phóng viên rằng, cuộc gặp đầu tiên giữa hai người đã diễn ra khá tốt đẹp.

Giới chức hai bên trước đó cũng kỳ vọng, cuộc gặp lần này giữa lãnh đạo hai bên sẽ là bước chuyển tiếp tích cực để làm ấm lại mối quan hệ Mỹ - Đức vốn lạnh giá thời gian qua. Thế nhưng, những gì mà dư luận chứng kiến trong chuyến thăm lần này cho thấy, mọi chuyện dường như sẽ khó khăn hơn người ta tưởng.

Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại phòng Bầu dục hôm 17/3.	Nguồn: AFP, Getty
Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại phòng Bầu dục hôm 17/3. Nguồn: AFP, Getty

Thái độ bối rối, gượng gạo thậm chí né tránh một cái bắt tay ngoại giao của ông Trump với bà Merkel trong cuộc họp báo tại phòng Bầu dục, cho thấy sự xa cách chưa thể hàn gắn. Nếu nhìn lại các cuộc gặp giữa Thủ tướng Merkel và 2 đời Tổng thống Mỹ vừa qua là cựu Tổng thống Barack Obama và George Bush, người ta dễ dàng nhìn thấy sự gắn bó và thân tình vượt hơn cả quan hệ ngoại giao.

Nó xuất phát từ những quan điểm và lợi ích chiến lược chung giữa Mỹ và châu Âu vốn có từ lâu, cũng như sự tương đồng giữa cá nhân các nhà lãnh đạo với nhau. Thế nhưng, mọi chuyện đã diễn ra hoàn toàn khác trong cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump tuần qua. 

Quá khác biệt

Báo chí quốc tế suốt tuần qua cũng đã bình luận rằng, khó có thể có 2 chính trị gia nào lại có sự khác biệt lớn về kinh nghiệm chính trị, quan điểm về thế giới cũng như phong cách, tính tình như ông Trump và bà Merkel. Không chỉ vậy, dư luận cũng chưa thể quên những rạn nứt mà Tổng thống Trump đã tạo ra khi liên tiếp có những tuyên bố chỉ trích Thủ tướng Merkel.

Nhìn lại hồi tháng 10/2015, khi bà Merkel quyết định cho phép hơn 1 triệu người tị nạn vào Đức, ông Trump đã bình luận rằng: “Những gì bà ấy làm thật điên rồ”, đồng thời còn dự đoán sẽ có những cuộc bạo loạn tại Đức. Hai tháng sau, khi tạp chí Time bình chọn bà Merkel là nhân vật của năm, ông Trump đã viết trên Twitter rằng: “Họ đã chọn 1 người đang phá hoại nước Đức”. Hay vào tháng 3/2016, khi nói đến cuộc tấn công năm mới tại Cologne đêm giao thừa, một lần nữa ông Trump lại chỉ trích bà Merkel và dự báo tình trạng bất ổn tại Đức… 

Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Đức hội đàm tại Nhà Trắng.Nguồn: AFP, Getty
Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Đức hội đàm tại Nhà Trắng. Nguồn: AFP, Getty

Trong chuyến thăm vừa qua, đúng như giới quan sát lo ngại, một lần nữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Đức lại thể hiện các quan điểm vô cùng khác biệt về một loạt vấn đề như người nhập cư hay tự do thương mại. Trong khi bà Merkel vẫn bảo vệ quan điểm chống chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng tại châu Âu và toàn cầu thì ông Trump vẫn cho rằng, Mỹ là nước chịu thiệt trong các thỏa thuận thương mại tự do. Liên quan đến vấn đề nhập cư, cả hai đã tiếp tục chỉ trích công khai về chính sách của nhau. Đó là quyết định mở cửa cho người tỵ nạn của bà Merkel và sắc lệnh cấm nhập cư của ông Trump vừa qua.

 Kết quả khiêm tốn

Nhìn vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Đức như vừa rồi, những kết quả đạt được có thể nói là quá khiêm tốn. Chính Thủ tướng Merkel có thời điểm trong chuyến thăm còn rất bối rối khi Tổng thống Trump cho rằng, hai người có điểm chung hiếm hoi là đều bị chính quyền tiền nhiệm tại Mỹ nghe lén điện thoại.

Dù vậy, hai nhà lãnh đạo cũng đã tìm được tiếng nói chung liên quan đến khối NATO. Cụ thể, Tổng thống Trump đã yêu cầu Thủ tướng Merkel phải đạt được mục tiêu chi tiêu quân sự của NATO. Đáp lại, bà Merkel đã cam kết sẽ tăng mức chi phí quân sự lên mức 2%. Mặc dù vậy, ông Trump vẫn không quên chỉ trích NATO là “lỗi thời” và đã làm Mỹ và các đồng minh trong liên minh quân sự phải đóng góp nhiều khoản tiền lớn trong nhiều năm qua.

Nhưng xét về phía Đức, giới quan sát cho rằng, kết quả chuyến thăm lần này không quá quan trọng với Thủ tướng Merkel. Bởi bà Merkel được cho là vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh chính sách ngoại giao tốt đẹp với Mỹ, bất kể người đứng đầu là ai và có những khác biệt như thế nào.

Đơn giản, Đức cũng như châu Âu vẫn cần đến Mỹ trong hầu hết mọi vấn đề. Vì vậy, mục tiêu tiếp xúc với Tổng thống mới của Mỹ và khởi động lại mối quan hệ với Washington đã là thành công với bà Merkel. Trong khi đó về phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump được cho là vẫn đang định hình một chính sách đối ngoại phù hợp với tất cả các nước và không đi ngược lại các cam kết khi tranh cử. Tất nhiên, lợi ích quốc gia lâu dài sẽ là yếu tố kéo hai nhà lãnh đạo xích lại gần nhau hơn. Và đó chỉ là vấn đề thời gian!

Khang Duy

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.