Cuộc đối đầu khó "hạ màn"

(Baonghean) - Hàng loạt dấu hiệu tích cực tại khu vực miền Đông Ukraine khi các bên đều tuyên bố rút vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực chiến tuyến. Các điều khoản trong thỏa thuận ngừng bắn đạt được tháng trước cũng đang từng bước được thực hiện. Tuy nhiên, những diễn biến này cũng không thể “giảm nhiệt” những căng thẳng gần đây giữa Nga và NATO, vốn được cho là bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Ukraine. Hàng loạt hành động quân sự đang được tăng cường tại Biển Đen và vùng Baltic cho thấy nguy cơ Nga - NATO đọ sức mạnh và cuộc đối đầu khó có thể “hạ màn”. 
Mỹ gửi khí tài quân sự hạng nặng tới các nước Baltic nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của các nước thành viên NATO. 	Ảnh: Reuters
Mỹ gửi khí tài quân sự hạng nặng tới các nước Baltic nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của các nước thành viên NATO. Ảnh: Reuters
Sau nhiều tháng giao tranh ác liệt với số người thương vong lên đến hàng nghìn, miền Đông Ukraine đang có những ngày tương đối bình yên khi cả phe chính phủ và lực lượng đối lập đòi ly khai đều đã rút hầu hết vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực chiến tuyến. Điều này có thể coi như thỏa thuận ngừng bắn (hay còn gọi là thỏa thuận Minsk 2) đạt được hôm 12/2 vừa qua với nỗ lực của Nga, Ukraine, Pháp và Đức đã phát huy tác dụng. Thế nhưng, dấu hiệu “hạ nhiệt” ở miền Đông Ukraine đã không thể “làm nguội” bớt bầu không khí căng thẳng giữa Nga và phương Tây - vốn bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng ở đất nước Đông Âu này. Cuộc đối đầu giữa hai phía dường như đã không còn nằm trong giới hạn xung quanh câu chuyện Ukraine. Những toan tính về sức mạnh và tầm ảnh hưởng địa chính trị của các bên tại khu vực Biển Đen và vùng Baltic đang ngày một lộ rõ. 
Có thể thấy, kể từ chiến tranh Lạnh kết thúc, đây là thời điểm nóng nhất tại Biển Đen với những cuộc tập trận liên tiếp chỉ trong vòng 1 tháng. Ngoài cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển của Ukraine cách đây ít ngày, hiện tại, một đội tàu chiến của NATO đã tới thành phố cảng Varna của Bungary để tham gia cuộc tập trận chung trên Biển Đen. Cuộc tập trận quy mô lớn có sự tham gia của nhiều lực lượng NATO với các đồng minh trong khu vực được cho là nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng của hải quân các nước. Thế nhưng, trong bối cảnh Nga và phương Tây đang ở trạng thái đối đầu như hiện nay, cuộc tập trận sát bán đảo Crimea, mà NATO đang tiến hành có lẽ còn nhằm mục đích thăm dò phản ứng cũng như lực lượng quân sự của Nga tại khu vực này. Cũng không phải ngẫu nhiên, Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã kêu gọi thành lập lực lượng quân đội riêng của EU nhằm tăng cường an ninh cho khối này. Ý tưởng đã nhận được những phản ứng trái chiều từ các nước thành viên EU nhưng nó cũng cho thấy mối hiềm khích giữa EU và Nga vẫn ngày càng gia tăng. 
Chưa hết, quân đội Mỹ vừa bắt đầu triển khai 3 nghìn binh sỹ tới các nước vùng Baltic, trong khuôn khổ các nỗ lực mà nước này cho là nhằm bảo vệ các nước trong khu vực trước “sự tấn công của Nga” sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Sứ mệnh này dự kiến sẽ kéo dài 3 tháng. Từ đầu tháng 2, NATO đã quyết định tăng cường khả năng phòng vệ tại Đông Âu, với việc thành lập một lực lượng mới gồm 5 nghìn binh sỹ có khả năng phản ứng nhanh và 6 trung tâm chỉ huy tại Đông Âu. Ba nước vùng Baltic gồm Estonia, Latvia và Litva đã gia nhập NATO kể từ năm 2004, song hiện có rất ít các loại khí tài quân sự hạng nặng. Hồi cuối tháng Một vừa qua, NATO tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Bulgaria, Ba Lan, Romania và các quốc gia Baltic, bắt đầu từ các cuộc diễn tập và tập trận luân phiên tại các quốc gia này. Ban lãnh đạo NATO cho rằng cần tăng cường các tàu quân sự tại Biển Đen để thể hiện sự hiện diện của khối quân sự này ở phía sườn Đông của các quốc gia thành viên, coi đây là biện pháp nhằm mục đích bảo vệ và là một phần trong hoạt động phòng thủ tập thể của liên minh quân sự này. 
Tất nhiên, những cuộc triển khai quân, vũ khí rầm rộ cùng hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn ở sát biên giới Nga trong thời gian qua khiến Moscow không thể ngồi yên. Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc cuộc tập trận của NATO trên Biển Đen là hành động khiêu khích và đáng báo động. Các lực lượng vũ trang Nga cũng đang tiến hành hàng loạt cuộc tập quy mô lớn trên nhiều vùng lãnh thổ Liên bang, trong đó có bán đảo Crimea. Hơn 2 nghìn binh sỹ và 500 đơn vị vũ khí đã được huy động vào cuộc tập trận kéo dài hơn 1 tháng. Đáng chú ý, binh sỹ và khí tài quân sự thuộc các căn cứ của Nga ở Acmenia, Abkhazia and Nam Ossetia và đặc biệt là ở bán đảo Crimea cũng tham gia vào cuộc tập trận này. 
Rõ ràng, “sức nóng” từ Biển Đen và vùng Baltic không khỏi khiến người ta lo ngại về một cuộc đọ sức mạnh giữa Nga và NATO ở khu vực này. Kể từ khi Crimea được sáp nhập vào Nga cách đây 1 năm, những căng thẳng địa chính trị ở khu vực có tầm chiến lược quan trọng này ngày càng trở nên phức tạp. Nga có thể yên tâm về vị thế chiến lược của mình trong khu vực Biển Đen bởi Crimea sẽ tạo cho Nga một điểm phòng thủ phía trước rất chắc chắn, đặc biệt trong việc chống lại các cuộc xâm nhập đường không và đường biển tiềm năng vào các khu vực phía Tây Nam nước Nga. Lẽ dĩ nhiên, đây là điều các nước phương Tây vô cùng lo ngại. Tham vọng hướng Đông của các nước Liên minh châu Âu vì thế ngày càng mạnh mẽ nhằm đối phó với nước Nga. Chính vì thế, theo nhiều nhà quan sát, cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay chỉ như một “cái cớ” cho sự đối đầu như thời Chiến tranh Lạnh giữa Nga và phương Tây. Sự gia tăng sức mạnh quân sự của các nước phương Tây ở Biển Đen và vùng Baltic cũng như những phản ứng từ Nga có thể sẽ khiến khu vực này ngày càng nóng lên chứ khó có thể hạ nhiệt. Đối đầu Đông Tây vì tranh chấp ảnh hưởng địa chính trị ở đây sẽ rất khó “hạ màn” trong thời gian tới.
Thanh Huyền

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.