Cựu Bộ trưởng Christiane Taubira: Nữ anh hùng phe cánh tả

(Baonghean) - Cuộc chiến đấu vốn dĩ đã đầy rẫy cam go và thử thách của Tổng thống Pháp François Hollande với đích đến là sửa đổi, bổ sung các quy định trong Hiến pháp về các biện pháp an ninh khẩn cấp trong tình trạng có khủng bố vừa vấp thêm trở ngại khi nữ Bộ trưởng Tư pháp Christiane Taubira tuyên bố từ chức hôm 27/1.
Nữ anh hùng phe cánh tả
Bà Taubira, vốn là một nhân vật chính trị xuất thân từ thành phố Cayenne ở khu vực Guiana thuộc Pháp, là con thứ 6 trong một gia đình có 8 anh chị em. Có lẽ chính nền tảng gia đình và miền quê Guiana đã dần gieo vào lòng người phụ nữ này ý thức sâu sắc về sự bình đẳng cần thiết đối với những người yếu thế bên lề xã hội. 
 Cựu Bộ trưởng Tư pháp Pháp Christiane Taubira từ chức hôm 27/1. Ảnh: EPA.
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Pháp Christiane Taubira từ chức hôm 27/1. Ảnh: EPA.
Cái tên Taubira lần đầu xuất hiện tại Hạ viện Pháp năm 2001, đó là năm bà soạn thảo bộ luật lịch sử xem nô lệ và buôn bán nô lệ là tội ác chống loài người. Năm 2002, bà trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên tranh cử Tổng thống Pháp và dù không thành công cũng đã để lại dấu ấn nhất định trong lòng người dân của đất nước. 
Bà Taubira không phải thành viên đảng Xã hội của ông Hollande, mà thuộc đảng Cánh tả Cấp tiến. Thế nhưng, bà được nhiều người đánh giá là tiếng nói thẳng thắn, bộc trực đại diện cho phe cánh tả trong chính phủ của đảng Xã hội.
Trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp của ông Hollande, bà trở thành nữ anh hùng của phe cánh tả và của các cặp đôi đồng tính khi thúc đẩy thông qua luật cho phép kết hôn đồng giới, đưa Pháp trở thành quốc gia thứ 14 trên thế giới áp dụng luật này.
Nhiều người cho rằng, nhắc đến bà, sẽ là thiếu sót khi không nhắc tới vai trò và đóng góp của nữ cựu Bộ trưởng trong việc ban hành luật hôn nhân đồng giới của Pháp hồi năm 2013, bên cạnh những nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật dựa trên các quyền lợi chính đáng và với đường hướng ngày một cởi mở. 
Tuy nhiên, sự nghiệp chính trị của bà cũng có lúc chẳng mấy suôn sẻ. Người phụ nữ da màu đã nhiều lần trở thành đối tượng công kích của các thành viên phe cực hữu. Còn nhớ năm 2014, giới truyền thông từng xôn xao trước thông tin Anne-Sophie Leclere - một nữ chính trị gia thuộc đảng Mặt trận Quốc gia đã phải lĩnh bản án 9 tháng tù giam, cấm tham gia tranh cử trong 5 năm và nộp phạt 50.000 EUR vì tội danh xúc phạm bà Taubira, khi ngang nhiên xuất hiện trên sóng truyền hình và so sánh bà với loài tinh tinh!
Chọn ra đi để phản đối.
Sau các sự kiện tấn công khủng bố đẫm máu và làm chấn động giới truyền thông thế giới tại Pháp hồi tháng 1 và tháng 11/2015, bà Taubira ngày càng nảy sinh nhiều bất đồng với Tổng thống Hollande khi ông đưa ra chính sách an ninh khẩn cấp theo đường hướng cứng rắn, trao nhiều quyền hạn trong trường hợp khẩn cấp cho lực lượng cảnh sát và giới chức địa phương, trong khi dần xa rời các thủ tục và quy định pháp lý truyền thống. 
2
Sau khi từ chức, bà Christiane Taubira rời Bộ Tư pháp bằng xe đạp. Ảnh: AP
Trên thực tế, nước Pháp đã bị tuyên bố đặt dưới tình trạng khẩn cấp kể từ các vụ tấn công khủng bố liên hoàn hồi tháng 11 năm ngoái, và giờ đây chính phủ đang tìm cách gia hạn tình trạng này cho tới tháng 6. Tình trạng khẩn cấp cho phép cảnh sát và giới chức địa phương được sử dụng các quyền hạn đặc biệt, được quyền khám xét nhà cửa và quản thúc tại gia các đối tượng mà không cần đến sự giám sát của pháp luật.
Trong một thời gian dài, cựu Bộ trưởng Tư pháp của Cộng hòa Pháp Christiane Taubira luôn tỏ thái độ hoài nghi về bản kế hoạch gây tranh cãi cho phép tước quyền công dân Pháp đối với những người bị khép vào tội danh khủng bố nếu họ sinh ra tại Pháp và mang 2 quốc tịch.
Nhưng đến hồi tuần này mới diễn ra màn tranh luận cuối cùng của bà Taubira với ông Hollande và Thủ tướng Manuel Valls, khi bà tiếp tục bác bỏ những kế hoạch của Tổng thống. Biện pháp trên còn có tên gọi là kế hoạch “mất quốc tịch” - đã được dự kiến viết thêm vào bản Hiến pháp hiện hành vào đầu tháng 2 tới.
Động thái này vấp phải 2 luồng ý kiến trái chiều. Trong khi chính phủ thừa nhận thực chất hành động này chỉ đơn thuần mang tính hình thức, biểu tượng, thì về phía những tiếng nói chỉ trích từ cánh tả, trong đó có bà Taubira, biện pháp được đề xuất đang gây tác dụng phụ nguy hiểm, đó là gửi đi thông điệp rằng các công dân Pháp có thể bị chia làm 2 loại - những người Pháp “thuần chủng” và những người có gốc gác pha tạp.
Cần nhấn mạnh rằng, đây không phải lần đầu tiên bà Taubira lên án biện pháp nêu trên, mà đã nhiều lần bà khẳng định đó là hành động vô nghĩa, “hoàn toàn không đem lại hiệu quả”, đồng thời cảnh báo biện pháp này có thể tấn công một “trụ cột quan trọng” của quyền công dân và nét đặc trưng của người Pháp.
Bà từng kiên quyết trụ lại trong chính phủ cho dù không đồng ý với biện pháp Tổng thống đề xuất, nhưng tình hình căng thẳng được đẩy lên cao do bà phải là người bảo vệ cho dự luật trước Quốc hội, song trớ trêu thay không ai khác mà chính bà lại là người công khai phản đối mạnh mẽ nó.
Sáng 27/1, ngay lúc Quốc hội sẵn sàng khai mạc phiên tranh luận đầu tiên về những thay đổi trong Hiến pháp, bà Taubira đã gặp riêng Tổng thống Hollande và Thủ tướng Valls tại điện Élysée, trong không khí được miêu tả là “nồng ấm”.
Không lâu sau đó, văn phòng Tổng thống đưa ra tuyên bố nói rằng Bộ trưởng Tư pháp Taubira đã quyết định từ chức. Gần như tắp lự, bà Taubira cũng cập nhật trạng thái trên mạng xã hội Twitter: “Phản đối đôi khi đồng nghĩa với việc ở lại, đôi khi lại đồng nghĩa với việc ra đi”.
Tờ Guardian nhận định động thái rời bỏ cương vị Bộ trưởng Tư pháp của bà Taubira bớt đi trở ngại trên con đường nỗ lực đưa các biện pháp đặc biệt khẩn cấp vào nội dung Hiến pháp của Cộng hòa Pháp. Tờ France24 cũng cho rằng sự phản đối của bà chưa hẳn đã đem lại nhiều tác dụng.
Thay vào đó, sự ra đi của bà Taubira lại có khả năng dọn đường cho chính phủ dễ dàng thông qua những thay đổi đối với bản Hiến pháp của đất nước hơn, bổ sung vào đó những biện pháp an ninh đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp. 
Thế nhưng, nói gì đi nữa, đối với riêng Tổng thống Pháp, việc bà Taubira quyết định rời nhiệm sở cũng đánh dấu việc mất đi một nhân vật chủ chốt trong phe cánh tả của chính phủ ông Hollande, nhất là vào lúc ông đang tìm cách tập trung lực lượng của đảng Xã hội để tìm kiếm khả năng tái cử trong cuộc đua tranh chức tổng thống vào năm tới.
Thu Giang

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân