Đại học Vinh hỗ trợ mô hình trồng rau sạch ở Tương Dương

(Baonghean) – Được sự phối hợp của cấp uỷ chính quyền địa phương, Trường Đại Học Vinh đã hỗ trợ vốn và cán bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rau sạch đầu tiên trên đất Tương Dương.

 

Anh Vi Văn Quyết - Chủ tịch UBND xã Thạch Giám - huyện Tương Dương cho biết: Vụ đông năm nay xã đã mạnh dạn chuyển đổi ruộng đất ở khu vực bản Phòng kém hiệu quả sang trồng rau tập trung với quy mô 2 ha, có 27 hộ dân tham gia. Dự án trồng rau sạch được trường Đại học Vinh hỗ trợ kinh phí, cán bộ khoa nông lâm và Trạm khuyến nông Tương Dương chỉ đạo về kỹ thuật chăm sóc.

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra vườn rau của một hộ dân ở Tam Quang-Tương Dương

Anh Mạc Xuân Núi - Phó bản Phòng cho biết: Đến thời điểm này bà con đã trồng được trên 70% diện tích rau sạch, nguồn vốn được hỗ trợ gồm cây giống, phân bón, bình quân 2 triệu đồng/hộ. Cán bộ Khoa nông lâm của Trường đại học Vinh và Trạm khuyến nông huyện hướng dẫn nhiệt tình cho bà con cách trồng rau. Anh núi nói thêm: Riêng gia đình tôi đăng ký trồng 700 m2 rau, chủ yếu là cà chua, rau cải, đậu cô ve… Theo hướng dẫn, trước tiên chúng tôi phải cải tạo đất tơi xốp mới đưa vào trồng rau. Ngoài tiền hỗ trợ, gia đình bỏ thêm 3 triệu đồng để đầu tư thêm đường ống dẫn nước, phân bón. Khoảng 1,5 tháng nữa các loại rau trên sẽ cho thu hoạch, chúng tôi sẽ đáp ứng lượng rau sạch cho thị trấn Hoà Bình. Dự án trồng rau của Đại học Vinh đã đầu tư trên 470 triệu đồng xây dựng hệ thống đường ống nhựa dẫn nước được lấy từ khe suối về đảm bảo tưới đủ cho cánh đồng rau.

 

Chị Lô Thị Trà Mi - cán bộ “30a” trực tiếp hướng dẫn cho các hộ dân trồng rau, khoe: Bà con tiếp thu quy trình trồng rau nhanh lắm, các loại đậu cô ve, rau cải, cà chua trồng đợt đầu tiên đều đã bén rễ xanh cây. Nếu vụ này thắng lợi thì dự định cho thu nhập trên 150 triệu đồng/ha/năm. Vụ đông năm tới xã sẽ tự chuyển đổi trồng thêm 2 ha rau sạch ở bản khác.”

 

Tại xã Yên Na, mặc dù diện tích đất bằng rất hiếm hoi, sau khi thu hoạch lúa rẫy xã đã chỉ đạo bà con tiếp tục cải tạo đất rẫy, đất vườn trồng các loại rau vừa cải thiện, vừa cung cấp cho Nhà máy thuỷ điện bản Vẽ và Thị trấn Hoà Bình.

 

Ông Lô Hoài Thơm – Chủ tịch UBND xã Yên Na phấn khởi: Nhiều bản làng đã tập trung cải tạo vườn tạp để trồng rau sạch như bản Na Khốm, bản Vẽ, Bản Xiềng Nứa. Nhiều gia đình đã cải tạo rẫy trồng được diện tích rau cải Mông khá nhiều hiện đã cho thu hoạch như hộ gia đình ông Lương Văn Khoa ở bản Bón đã trồng được trên 250 m2. Hộ bà Lương Thị Hoan ở trồng trên 200 m2 rau cải Mông. Được biết loại rau cải này sinh trưởng trên đất rẫy rất tốt, sau 2 tháng là cho thu hoạch. Đặc biệt loại rau này hoàn toàn không sử dụng các hoá chất độc hại trong sản xuất nên rất được thị trường ưa chuộng.

 

Chị Lương Thị May ở Thị trấn Hoà Bình kể: Rau cải Mông chủ yếu bà con gùi từ bản xuống bán, chưa xuống tới chợ Thị trấn Hoà Bình thì đã hết hàng rồi. Nói chung là rau này khan hiếm, chủ yếu phục vụ nhu cầu cải thiện bữa ăn cho bà con bản địa. Toàn xã Yên Na sẽ phấn đấu đến hết 15/12/2011 sẽ trồng được trên 4 ha rau vườn và trên nương rẫy. Theo ông Thơm thì trồng rau cải Mông rất có tiềm năng, loại này không lo đầu ra nhưng lâu nay bà con chủ yếu trồng tự phát. Chưa được hỗ trợ nhiều về vốn, nên rất cần sự quan tâm của Nhà nước. Bởi tính như hộ gia đình bà Lương Thị Hoan, chỉ 200 m2, sau 2 tháng thu hoạch cũng có khoảng 1,5 triệu đồng tiền rau.

 

Ông Hoàng Sĩ Thìn - Trưởng phòng nông nghiệp huyện Tương Dương cho hay: Vụ đông năm nay Tương Dương sản xuất trên 300 ha rau đậu các loại, hiện nay đã xuất hiện khá nhiều xã triển khai trồng rau sạch như Thạch Giám, Tam Quang, Tam Thái. Đối với các xã vùng sâu như Lưu Kiền, các bản Văng Môn, Phá Lõm, Huồi Sơn xã Tam Hợp …bà con tập trung trồng các loại cây có giá trị kinh tế như bí xanh, khoai sọ, dứa phục vụ thị trường tết nguyên đán. Trạm khuyến nông, cán bộ phòng nông nghiệp huyện Tương Dương đã thường xuyên “cắm bản” để kịp thời hướng dẫn về quy trình kỹ thuật trồng rau. Tăng cường giám sát để có biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hại rau.

Văn Trường

tin mới

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.