Danh thủ Trần Xuân trong ký ức một cựu cầu thủ

(Baonghean) - Có thể coi Trần Xuân là một trong những vị công thần của nền bóng đá Nghệ An. Từng là đội trưởng của đội bóng đá Thanh niên Phan Đình Phùng lừng danh ở TP. Vinh giữa thập niên 40 của thế kỷ trước; 20 năm công tác trong ngành thể dục – thể thao tỉnh nhà; tận tụy đào tạo những nhân tài thể thao như HLV Nguyễn Thành Vinh, Nguyễn Hồng Thanh… Đó chỉ là một trong số những câu chuyện, kỷ niệm về Trần Xuân trong ký ức của bạn bè, đồng nghiệp.

Từ cầu thủ thành Nam đến tuyển thủ Trung kỳ

Chúng tôi tìm đến nhà cụ Tô Vinh – Nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Vinh thời tỉnh Nghệ - Tĩnh. Năm nay xấp xỉ 90 tuổi, mấy ai biết rằng, cụ Tô Vinh từng là tiền đạo xuất sắc của đội bóng mang tên Thanh niên Phan Đình Phùng nổi tiếng một thuở ở thành Vinh. Nhắc chuyện sân cỏ và khơi gợi những kỷ niệm về Trần Xuân – người đội trưởng ngày nào, cụ Tô Vinh bỗng hoạt bát hẳn lên.

Đội trưởng Trần Xuân (người đứng giữa, hàng đầu) và cựu tiền đạo Tô Vinh (bên trái hàng sau) của Đội bóng đá Phan Đình Phùng và các cổ động viên của mình năm xưa. (ảnh do cụ Tô Vinh cung cấp).
Đội trưởng Trần Xuân (người đứng giữa, hàng đầu) và cựu tiền đạo Tô Vinh (bên trái hàng sau) của Đội bóng đá Phan Đình Phùng và các cổ động viên của mình năm xưa. (ảnh do cụ Tô Vinh cung cấp).

Cụ nhớ lại, trong đội bóng Thanh niên Phan Đình Phùng có rất nhiều cầu thủ đàn anh như trung phong Trần Châu Tự, tiền đạo Nguyễn Văn Khánh, hậu vệ Trọng Loan, tiền đạo Nguyễn Huy Ái... nhưng ấn tượng nhất vẫn là đội trưởng Trần Xuân.

Trần Xuân là người gốc Nam Định, dáng cao lớn, nét mặt hơi Tây nhưng có tiếp xúc mới thấy anh rất đỗi hiền lành, cởi mở, giọng Bắc cứ nhẹ như gió nên cầu thủ trong đội ai cũng coi Trần Xuân như anh trai mình. Không chỉ là đội trưởng kiêm huấn luyện viên mà còn là "nhà tài trợ", nhờ quán cơm vợ chồng anh mở cạnh chợ Vinh và số vốn tích cóp được ngoài Bắc.   

Nhiều lần tiếp xúc với Trần Xuân, Tô Vinh hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của người anh cả đội bóng. Năm 1938, đang đá “ngon lành” ở vị trí trung ứng (nay gọi là tiền vệ tấn công) cho Đội bóng đá Hồng Bàng của TP. Nam Định quê nhà thì Trần Xuân bị bắt đi sung làm lính thủy của Pháp. Trong cái rủi có cái may, anh lính mới được viên chỉ huy tàu là một sĩ quan Pháp mê bóng đá cho tham gia một đội bóng của Hải Phòng có tên là Olympic. 

Năm 1941, gần 30 tuổi, Trần Xuân mới được giải ngũ. Cũng năm đó, anh cùng cô vợ trẻ dắt nhau vào xứ Nghệ làm ăn. Vừa chân ướt, chân ráo đến Vinh, Trần Xuân sà ngay vào bóng đá. Lúc này, ở thị xã Vinh có mấy đội bóng đá nghiệp dư như Đội ASNA (A - ét - na), Đội  ASAT (A - ét - át)  và một đội của lính tẩy (lính khố đỏ) có đồn đóng ở gần Nhà máy Trường Thi. Ngoài giải đấu thường được tổ chức ở sân vận động Vinh ra, thi thoảng cầu thủ các đội lại kéo nhau ra sân vận động để đá cho thỏa. Không bao lâu, Trần Xuân trở nên nổi tiếng bởi lối dắt bóng lắt léo, điệu nghệ cùng cú lắc đầu mạnh như tên bắn của anh.  

Tài nghệ của Trần Xuân được một viên quan chức người Pháp vốn là một võ sĩ đang làm ở Tòa công sứ Nghệ An để ý. Thấy anh “giò cẳng” hay, lại trọ trẹ được cả tiếng Tây bồi nên ông này mê tít. Thông qua bạn bè, ông giới thiệu Trần Xuân vào đội tuyển bóng đá Trung Kỳ. Tháng 6/1942, tuyển thủ Trần Xuân theo xe lửa vào Huế nhập đội tập luyện rồi vào Sài Gòn dự giải bóng đá Đông Dương.

Sau này, Trần Xuân thường kể cho Tô Vinh và anh em trong đội nghe trận đội Trung Kỳ gặp đội Cao Miên (Campuchia) tại giải này. Đó là một trận đấu ngang tài, ngang sức. Mãi đến phút 90, Trần Xuân mới lách được vào khu vực 16m50, luồn qua 3 cầu thủ Tây đen cao to như hộ pháp, bật cú sút cực mạnh bằng chân trái, hạ gục thủ môn đối phương, được đồng đội cả Tây lẫn ta công kênh chạy quanh sân… 

Bóng đá đưa danh thủ đến với cách mạng

Khoảng cuối năm 1944, Trần Xuân rủ mấy thanh niên mới lớn mê bóng đá ở Vinh lập một đội bóng đá riêng. Không như các đội khác trên địa bàn, hầu hết cầu thủ trong đội của anh đều là học sinh trường Quốc học Vinh và Trường Tiểu học Cao Xuân Dục. Trên sân cỏ, lối hành xử có văn hóa của đội Trần Xuân được dân Vinh khen. Bởi thế, hễ trận nào có đội bóng của Cao Xuân tham gia là dân Vinh đến xem nườm nượp. Có khách xem thì có tiền, giá vé dù rẻ thật nhưng "bầu" Xuân vẫn đủ chi phí để sắm giày, quần áo cho các cầu thủ. Quần áo, anh chọn màu vàng. Một sự trùng hợp khá thú vị nếu như ta liên tưởng đến màu áo của đội bóng Sông Lam Nghệ An ngày nay!

Một ngày hè năm 1945, Trần Xuân được một thanh niên tìm đến nhà làm quen. Mãi sau này, danh thủ mới biết người đó là ông Trần Văn Quang, thành viên Ủy ban khởi nghĩa Nghệ An, sau này là Thượng tướng QĐND Việt Nam. Người khách lạ khuyên anh và anh em trong đội bóng tham gia Việt Minh, chuẩn bị tham gia cướp chính quyền, nghe vậy, anh em hăng hái lắm.

Theo gọi ý của ông Quang, Trần Xuân đặt tên đội bóng của mình là Đội Thanh niên Phan Đình Phùng. Ít ngày sau, ông Mười Uyển (sau này làm Trưởng ban Quân nhu Quân khu IV thời kháng chiến chống Pháp) - tù chính trị ở Kon Tum mới vượt ngục về được ông Quang cử trực tiếp chỉ bảo cách hoạt động cho các cầu thủ như tập võ, tập leo tường, tập thả truyền đơn… Để che mắt mật thám, mọi hoạt động được đội bóng kết hợp với việc tập bóng đá.

Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, đội bóng của Trần Xuân được lệnh tham gia cùng đồng bào giành chính quyền ở Vinh. Trong những ngày sục sôi khí thế cách mạng ấy, Trần Xuân và anh em cầu thủ được tổ chức giao tuần tra, tham gia bảo vệ các cuộc mít tinh, biểu tình... Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), các cầu thủ trụ cột của đội lần lượt tòng quân. Còn đội trưởng Trần Xuân vào ngành Công an và được giữ chức Đồn trưởng Đồn Công an Đô Lương. Sau năm 1954, Trần Xuân chuyển về ngành Thể thao tỉnh. Trước khi nghỉ hưu  vào năm 1976, ông giữ chức Phó Trưởng ty.       

Cụ Trần Xuân (đứng thứ 4 hàng sau từ trái sang) với các cầu thủ trẻ của một đội bóng phong trào ở TP Vinh) đầu những năm 70 của thế kỷ trước.(ảnh do gia đình cụ Trần Xuân cung cấp)
Cụ Trần Xuân (đứng thứ 4 hàng sau từ trái sang) với các cầu thủ trẻ của một đội bóng phong trào ở TP Vinh) đầu những năm 70 của thế kỷ trước. (ảnh do gia đình cụ Trần Xuân cung cấp)

Suốt 20 năm công tác trong ngành Thể dục - Thể thao tỉnh Nghệ An, ông dành sự quan tâm đặc biệt cho phong trào bóng đá. Với trách nhiệm và lòng đam mê, ông chỉ đạo bộ môn này với thái độ hào hứng, tận tụy dồn sức trong việc đào tạo các lứa cầu thủ trẻ. Nhiều người nổi tiếng trong làng bóng đá nước nhà hiện nay như HLV Nguyễn Thành Vinh, Nguyễn Hồng Thanh… đều là học trò cưng của Trần Xuân một thuở. Năm 2007, người cán bộ tiền khởi nghĩa, cựu cầu thủ đội bóng đá Trung Kỳ, người đội trưởng Đội bóng đá Thanh niên Phan Đình Phùng tạ thế, hưởng thọ 97 tuổi.

Trong ký ức của người thân, bạn bè, đồng nghiệp và thế hệ hậu sinh, danh thủ Trần Xuân là con người đáng mến, đáng quý. Cụ Tô Vinh xúc động bảo, có thể coi Trần Xuân là một trong những vị công thần của nền bóng đá Nghệ An. Nói đoạn, người cựu tiền đạo thuở nào đọc bài thơ "Anh Trần Xuân" in trong tập "Dặm dài ký ức" của mình xuất bản hồi năm 2007. Giọng cụ như rung lên: "Người mê bóng đá đất Nghệ An/ Từ thuở áo vàng đến Sông Lam/ Không thể nào quên người lão tướng…".

Việt Long

tin mới

U23 Việt Nam gặp U23 Iraq: Điểm tựa nhìn từ quá khứ

U23 Việt Nam gặp U23 Iraq: Điểm tựa nhìn từ quá khứ

(Baonghean.vn) - U23 Việt Nam đã từng tạo nên cơn địa chấn ở Thường Châu tại Giải U23 châu Á 2018 khi đối đầu với U23 Iraq. Và kỳ tích đó sẽ là cú hích để thầy trò huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn viết lại ký ức tươi đẹp năm xưa khi bước đến vòng Tứ kết Giải U23 châu Á 2024.

Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn khẳng định U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở vòng tứ kết

Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn khẳng định U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở vòng tứ kết

(Baonghean.vn) - Với đẳng cấp thấp hơn, U23 Việt Nam đã phải nhận thất bại đậm đà trước U23 Uzbekistan ở lượt đấu cuối cùng tại vòng đấu bảng Giải U23 châu Á. Tuy nhiên, tại buổi họp báo sau trận đấu, huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn khẳng định, U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở vòng tứ kết.

Bại tướng của U23 Việt Nam khiến U23 Thái Lan bị loại; Lộ diện trọng tài chính bắt trận U23 Việt Nam - U23 Uzbekistan

Bại tướng của U23 Việt Nam khiến U23 Thái Lan bị loại; Lộ diện trọng tài chính bắt trận U23 Việt Nam - U23 Uzbekistan

(Baonghean.vn) -Trận thua trước U23 Tajikistan ở lượt đấu cuối cùng khiến U23 Thái Lan bị loại khỏi vòng chung kết U23 châu Á 2024; Trọng tài chính điều khiển trận đấu U23 Việt Nam - U23 Uzbekistan là ông Kim Woo-sung. Đó là những thông tin thể thao nổi bật trong 24h qua.

U23 Việt Nam: Thắng to trong nỗi lo!

U23 Việt Nam: Thắng to trong nỗi lo!

(Baonghean.vn) - Dù sớm giành vé vào chơi ở vòng tứ kết sau 2 trận thắng liên tiếp trước U23 Kuwait (3 - 1) và U23 Malaysia (2 - 0), nhưng lối chơi của U23 Việt Nam vẫn chưa khiến giới mộ điệu nước nhà cảm thấy thực sự hài lòng.

Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn khiến AFC kinh ngạc vì màn 'lột xác' của U23 Việt Nam; Đua thuyền canoeing Việt Nam lần đầu giành vé Olympic

Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn khiến AFC kinh ngạc vì màn 'lột xác' của U23 Việt Nam; Đua thuyền canoeing Việt Nam lần đầu giành vé Olympic

(Baonghean.vn) - Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn khiến AFC kinh ngạc vì màn "lột xác" của U23 Việt Nam; Đua thuyền canoeing Việt Nam lần đầu giành vé Olympic châu Á; Barca chốt giá bán "tội đồ"... là những tin tức thể thao đáng chú ý trong 24h qua.

U23 Việt Nam nhận tin kém vui trước ngày quyết đấu Malaysia ở giải châu Á; Zidane 'đạt thỏa thuận' dẫn dắt Bayern Munich

U23 Việt Nam nhận tin kém vui trước ngày quyết đấu Malaysia ở giải châu Á; Zidane 'đạt thỏa thuận' dẫn dắt Bayern Munich

(Baonghean.vn) - Huấn luyện viên Diego Guistozzi hài lòng về màn trình diễn của tuyển Futsal Việt Nam; Zidane "đạt thỏa thuận" dẫn dắt Bayern Munich; U23 Việt Nam nhận tin kém vui trước ngày quyết đấu Malaysia ở giải châu Á... là những tin tức thể thao đáng chú ý trong 24h qua.