Đâu là nguyên nhân khiến thành phố Vinh ngập nặng khi mưa?

(Baonghean.vn) - Trong 2 ngày (18 và 19/9) khi có mưa to, đặc biệt sau trận mưa dồn dập khoảng 3 tiếng đồng hồ ngày 18/9, nhiều khu dân cư ở TP Vinh ngập từ 20 - 40 cm, nhiều tuyến giao thông bị ngập sâu trên 50 cm.

Hạ tầng bất cập và yếu kém

Theo thống kê của Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ, trong 2 ngày (18 và 19/9), tổng lượng mưa đo được ở khu vực TP. Vinh là 460 mm. So với các đợt trước, đợt mưa được dự báo trước nên không hề gây bất ngờ với nhiều người, thậm chí với một số công trình thoát nước đang được đầu tư xây dựng thì đây còn là bài test để kiểm tra năng lực chống ngập của TP. Vinh. Tuy nhiên, câu trả lời thật phũ phàng và không có gì thay đổi là một lần nữa TP. Vinh lại chìm trong biển nước. Theo quan sát của chúng tôi, ngoài 15 - 17 điểm ngập úng lâu nay, lần này, số điểm ngập lụt còn tăng hơn trước.

Mặc dù hệ thống mương thoát Đại lộ Lê Nin từ đường Duy Tân đến kênh Bắc được đầu tư xây dựng nhưng chỉ sau 1 trận mưa lớn chiều 18/9, đoạn đường này vẫn bị ngập nặng. Thậm chí đến tận sáng 19/9 nước trên đại lộ Lê Nin vẫn chưa rút hết. Ảnh tư liệu Quang An
Mặc dù hệ thống mương thoát Đại lộ Lê Nin từ đường Duy Tân đến kênh Bắc được đầu tư xây dựng nhưng chỉ sau 1 trận mưa lớn chiều 18/9, đoạn đường này vẫn bị ngập nặng. Thậm chí đến tận sáng 19/9 nước trên đại lộ Lê Nin vẫn chưa rút hết. Ảnh tư liệu Quang An
Mưa lớn trong 2 ngày (18 và 19/9) tại TP Vinh khiến 220 ha lúa và 107 ha rau màu bị ngập từ 30% đến trên 70%. Các tuyến giao thông và khu dân cư từ đầu thành phố như Hưng Đông, Quán Bàu, Nghi Phú, Hà Huy Tập cho đến Quang Trung, Hồng Sơn, Vinh Tân đều bị ngập. Đặc biệt, nhiều khu dân cư ở Trường Thi, Trung Đô, Bến Thủy…bị ngập từ 20 - 40 cm, nhiều khu bị ngập sâu trên 50 cm, điển hình như khối 13, 14, 15, phường Bến Thủy; khối 2, phường Trường Thi, khu biệt thự Vinaconex 9, phường Hà Huy Tập có 110 hộ bị ngập sâu gần 1m. Tổng thiệt hại ước là 6,34 tỷ đồng.
        (Trích báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão TP. Vinh) 

Đợt ngập diện rộng lần này ngoài nguyên nhân trực tiếp là do lượng mưa quá lớn trong 1 thời gian ngắn, trong vòng 2-3 tiếng mưa khoảng trên 200 mm thì còn do ảnh hưởng của bão, trước khi mưa, có gió lớn khiến lá cây trên nhiều tuyến phố rụng xuống, khi có mưa thì bịt kín miệng hố thu nên gây tắc dòng chảy.

Thời điểm mưa lụt, nhiều phóng viên chúng tôi đang ở hiện trường nên đều nhận rõ hiện tượng này khi nhiều tuyến phố như: Duy Tân, Đinh Lễ, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thái Học, Lê Hồng Phong… mặt đường phía trên thì ngập nước nhưng cống thoát nước phía dưới ít ước và dòng chảy yếu, phải vớt rác phía trên miệng hố thu thì nước mới chảy hút xuống dưới. Bất cập ở chỗ, trong khi mưa lớn gây ngập nặng thì Trạm bơm Cửa Nam không có nước để bơm vì nước về hồ điều hóa quá ít, phải bơm cầm chừng.

Đường Nguyễn Văn Cừ đoạn gần ngã tư đường Lê Hồng Phong tiếp tục là trọng điểm về ngập lụt mỗi khi mưa lớn. Ảnh: P.V
Đường Nguyễn Văn Cừ đoạn gần ngã tư giao đường Lê Hồng Phong tiếp tục là trọng điểm ngập lụt mỗi khi mưa lớn. Ảnh: P.V

Từ thực tế quan sát, chúng tôi nhận thấy, mặc dù hệ thống thoát nước đã được đầu tư nâng cấp nhưng vẫn còn bất cập và yếu kém nên chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống úng ngập trong bối cảnh mới. Cụ thể là cống thoát tại cầu Nại qua cầu Thông để đổ về hồ điều hòa Vinh Tân quá nhỏ; mương thoát Đại lộ Lê Nin, đoạn từ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh về kênh Bắc quá xa và nhỏ dẫn đến tiêu thoát nước rất chậm…

Một ô tô bị ngập chết máy trên đường Nguyễn Tài (đoạn ngay gần cống cầu Nại) trong đêm 18/9. Ảnh tư liệu HC
Một ô tô bị ngập chết máy trên đường Nguyễn Tài (đoạn ngay gần cống cầu Nại) trong đêm 18/9. Ảnh tư liệu HC

"Bên cạnh đó, mặc dù đã được bảo dưỡng, sửa chữa, nhưng một lần nữa, khi vận hành, các Trạm bơm Bến Thủy và Cầu Đen lại gặp sự cố là mất điện lưới hơn 30 phút và do không có máy phát nổ dự phòng nên lượng nước mưa dâng nhanh. Rất may là sau đó mưa ngớt nhanh, chứ nếu mưa thêm vài tiếng nữa thì khu vực Vinh Tân, Hồng Sơn và nhất là chợ Vinh sẽ ngập nặng như năm 2019 và thiệt hại là không hề nhỏ" - một đại diện Phòng Quản lý đô thị Vinh cho biết thêm.

Tổ chức nạo vét hố thu thường xuyên sẽ góp phần hạn chế ngập lụt mỗi khi mưa lớn. Ảnh:.PV
Tổ chức nạo vét hố thu thường xuyên sẽ góp phần hạn chế ngập lụt mỗi khi mưa lớn. Ảnh: PV

Trước đó, UBND thành phố Vinh đã lập 2 tổ công tác để rà soát, kiểm tra nhắc nhở Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão các phường trọng điểm tăng cường trách nhiệm đôn đốc; đồng thời rà soát, đôn đốc UBND phường, xã đẩy nhanh tiến độ các công trình thi công trước mùa mưa bão, trong đó có hạng mục thoát nước. Về phía Công ty CP Quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh, theo kế hoạch đã tổ chức nạo vét các hố thu và một số mương thoát trước khi bão đến. Mặc dù đã có phương án phòng, chống lụt bão từ khá sớm, nhưng khi mưa lớn xảy ra nhiều tuyến phố bị ngập và nguyên nhân chính là do miệng các hố thu đầy rác, lá cây rụng xuống bịt kín và hết giờ làm việc cộng thêm mưa vào ban đêm nên không điều động được nhân lực để xử lý...

Cần có giải pháp căn cơ hơn

Ông Nguyễn Ngọc Phong - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Vinh chia sẻ: Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, điều kiện thời tiết ngày càng bất thường và để hạn chế nguy cơ ngập lụt, cùng với các giải pháp đầu tư cấp thiết, cần có giải pháp lâu dài và căn cơ cho thành phố.

Thi công mương thoát đường Lê Viết Lượng đấu nối ra mương thoát đường Lê Hồng Phong tại phường Hưng Bình.
Thi công mương thoát đường Lê Viết Lượng đấu nối ra mương thoát đường Lê Hồng Phong tại phường Hưng Bình. Ảnh: Nguyễn Hải

Hiện tại, thành phố Vinh có 3 trạm bơm công suất lớn, mỗi trạm gồm 6 tổ máy được bố trí ở 3 khu vực là Cửa Nam, Bến Thủy và Vinh Tân, trong đó Trạm bơm hồ điều hòa Cửa Nam có tổng công suất máy bơm là 18.660 m3/h; Trạm bơm cầu Đen, phía Nam tại hồ điều hòa Vinh Tân công suất máy bơm là 56.000 m3/h và Trạm bơm Đông Nam tại hồ điều hòa số 3, cầu Trị, Bến Thủy công suất 20.000 m3/h. Mặc dù được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên nhưng do các máy bơm đã quá cũ nên công suất bơm thực tế không đạt thiết kế và khi mưa lụt, quá trình vận hành liên tục gặp sự cố về nguồn điện. 

Thi công đường Thành Thái thuộc địa bàn Hưng Phúc đang bị dang dở nên mưa lớn gây ngập lụt sẽ rất nguy hiểm cho người dân. Ảnh: N.H
Thi công đường Thành Thái thuộc địa bàn Hưng Phúc đang dang dở nên mưa lớn gây ngập lụt sẽ rất nguy hiểm cho người dân. Ảnh: N.H

Thống kê của Ban Chỉ huy PCLB TP. Vinh cho thấy: Trận lụt năm 2017, Trạm bơm ở hồ Cửa Nam do đấu nối chung hệ thống điện Hưng Nguyên, khi mưa lụt, Hưng Nguyên mất điện khiến trạm cũng mất điện không bơm được. Tháng 10 năm 2019, trận lụt lịch sử, Trạm bơm Bến Thủy quá thấp và bị nước tràn nên không thể vận hành được. Năm 2020 này dù được sửa chữa nhưng khi đợt vận hành chống ngập đầu tiên có 2/3 trạm bơm bị mất điện lưới hơn 30 -60 phút mà không có máy nổ dự phòng. Thực tế trên cho thấy, các trạm bơm rất cần máy nổ phát điện để dự phòng cho tình huống sự cố mất điện. Công ty đã kiến nghị nhiều lần nhưng do loại máy nổ công suất lớn, kinh phí cao nên chưa có nguồn đầu tư.

Ông Đinh Tiến Dũng – Giám đốc Công ty CP Quản lý và Phát triển Hạ tầng đô thị Vinh

Ngoài giải pháp trên, để chống ngập và xử lý hiện tượng thoát quá chậm, từ thực tế khảo sát hệ thống mương thoát từ Đại lộ Lê Nin, đoạn từ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh đổ về kênh Bắc quá dài (trên 5 km) và một số tuyến khác, thành phố Vinh đang kiến nghị tỉnh đầu tư nâng cấp hệ thống mương thoát từ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh về kênh Bắc vì hệ thống cống thoát trước đây có khẩu độ nhỏ (bán kính khoảng 1m) nên thoát nước chậm; riêng đoạn tiếp giáp với kênh tưới từ xã Hưng Đông xuống xã Nghi Đức, mương thoát phải làm xi phông, vòng xuống phía dưới kênh tưới nên mỗi khi mưa lớn gây ách tắc, thoát nước rất chậm. Trận mưa vừa qua, trong khi các khu vực khác, nước rút sau từ 1-2 tiếng thì khu vực Đại lộ Lê Nin, trước Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh đến sân bay Vinh mãi đến chiều 19/9 vẫn còn ngập.
Công nhân thi công mương thoát đường phía Tây đường Duy Tân kết nối với mương thoát đại lộ Lê Nin. Ảnh: P.V
Công nhân thi công mương thoát phía Tây đường Duy Tân kết nối với mương thoát Đại lộ Lê Nin. Ảnh: P.V
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Phong - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư TP. Vinh cho biết thêm: Để nâng cao năng lực ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay, ngoài các biện pháp đầu tư nâng cấp định kỳ, thành phố đang hợp đồng tư vấn, mời các chuyên gia thủy lợi để xây dựng hệ thống mô hình thủy lực thoát nước TP. Vinh và tích hợp với mô hình thủy văn sông Lam. Dự kiến, từ nay đến tháng 5/2021, trên cơ sở khảo sát hiện trạng hệ thống thoát nước TP Vinh và lượng nước mưa hàng năm, thành phố sẽ xây dựng mô hình và kịch bản đánh giá mức độ ảnh hưởng của thủy lợi đối hệ thống thoát nước thành phố để từ đó định hướng đầu tư hạ tầng công trình thoát nước cho phù hợp và khả thi.

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.