Điểm sáng hiếm hoi cho kế hoạch hòa bình cho Syria

(Baonghean.vn) - Ngày 18/12, hơn bốn năm rưỡi kể từ khi xảy ra cuộc xung đột đẫm máu ở Syria, cuối cùng các cường quốc đã đồng ý thông qua một nghị quyết Liên Hợp Quốc ủng hộ kế hoạch hòa bình do Nga và Mỹ đề xuất cho Syria. Đây được đánh giá như điểm sáng hiếm hoi cho tương lai vốn không mấy sáng sủa của đất nước Trung Đông này.
12
Ngoại trưởng Mỹ John Kery và người đồng cấp Nga Serguei Lavrov cùng Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ky Moon hôm 18/12 tại New York. ẢNh AFP
Sau nhiều phiên đàm phán khó khăn, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu nhất trí thông qua văn bản ủng hộ kế hoạch hòa bình cho Syria mà các bên từng ký kết tại Vienna hôm 14/11. 
Nghị quyết này sẽ phác thảo các lộ trình cho quá trình chuyển đổi chính trị tại Syria với điểm nhấn là việc tổ chức nhanh chóng các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ Syria và phe đối lập.
Các cương quốc yêu cầu Liên Hợp Quốc nhóm họp lại các bên trong cuộc xung đột lại với nhau vào “đầu năm 2016” để họ “khẩn trương tiến hành các cuộc đàm phán chính thức về một quá trình chuyển đổi chính trị”.
Nghị quyết còn quy định về việc hình thành một lệnh ngừng bắn trong 1 tháng và yêu cầu tất cả các bên trong cuộc xung đột “ngay lập tức chấm dứt các vụ tấn công nhằm vào thường dân”. Nghi quyết cho phép lập ra một chính phủ chuyến tiếp và xác định “người dân Syria sẽ là người quyết định tương lại của Syria”.
Cuối cùng, nghị quyết sẽ hỗ trợ việc thành lập “một chính phủ uy tín, toàn diện và không chia bè kéo cánh trong vòng 6 tháng” với các điều khoản cho một hiến pháp mới và “tổ chức một cuộc bầu cử tự do, công bằng trong vòng 18 tháng”. Tất cả người dân Syria kể cả những người đang sống ở hải ngoại cũng có thể tham gia vào các cuộc bầu cử.
Sau cuộc đàm phán marathon tại Moscow hôm 15/12, Mỹ đã nhận được sự ủng hộ từ phía Nga cho kế hoạch hòa bình ở Syria. Tuy nhiên, điểm bất đồng chính về số phận ông Bashar Al Assad vẫn luôn là rào cản lớn nhất giữa 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Nghị quyết được thông qua hôm 18/12 không hề đề cập đến chính quyền ông Assad.
Trong bài phát biểu hôm 17/12, Tổng thống Obama dứt khoát nhắc lại rằng ông Assad sẽ phải ra đi và Syria sẽ không có hòa bình nếu “không có một chính phủ hợp pháp”. Thậm chí, tuyên bố tại Liên Hợp Quốc, Pháp còn “đảm bảo” về sự ra đi của ông Assad và điều này “không chỉ cần thiết vì lý do đạo đức mà còn để đảm bảo hiệu quả” cho quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria.
Chu Thanh
(Theo Le Monde)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.