Đổ xô mua vàng trong ngày Thần Tài

(Baonghean.vn) - Theo quan niệm truyền thống, ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài. Cùng với một số hoạt động tín ngưỡng như mua sắm lễ vật, cúng đơm vía Thần Tài thì việc mua vàng cầu lộc, cầu tài trong ngày này của năm mới đã trở thành một nét sinh hoạt của nhiều người dân trong những năm gần đây.
Buổi sáng mùng 10 tháng Giêng đã có hàng ngàn người đổ về các cửa hàng vàng bạc để mua vàng cầu may
Buổi sáng mùng 10 tháng Giêng đã có hàng ngàn người đổ về các cửa hàng vàng bạc để mua vàng cầu, tài, cầu lộc, cầu may
Tại thành phố Vinh, vào buổi sáng ngày 28/2 (tức mùng 10 tháng Giêng) đã có hàng ngàn người dân đổ về các cửa hàng kinh doanh vàng bạc để mua vàng. Chị Trương Thị Hoa, ở Nghi Ân (TP Vinh) cho biết chị đã phải xếp hàng từ lúc 8h nhưng mãi đến 11h 30’ mới mua được chiếc nhẫn 2 chỉ. “Gom góp mãi trong năm mới được gần 10 triệu đồng, mua 2 chỉ để dành dụm. Mua vàng trong ngày này để mong có nhiều may mắn” – Chị Hoa thành thật chia sẻ.  
Ông Nguyễn Long Hùng - Giám đốc Chi nhánh vàng bạc Agribank Bắc miền Trung tư vấn cho khách hàng mua vàng
Ông Nguyễn Long Hùng - Giám đốc Chi nhánh vàng bạc Agribank Bắc miền Trung tư vấn cho khách hàng mua vàng
Tâm lý nhiều người dân là phải mua được vàng trong ngày vía Thần Tài để cầu tài, cầu lộc cả năm. Kim loại vàng không chỉ là vật trang sức mà thực sự là tài sản, thể hiện mức độ khá giả, giàu có với nhiều người. Trong quan niệm của nhiều người, không gì tích trữ, cất giữ tốt hơn bản vị vàng. Chính vì vậy việc mua vàng trong ngày, Thần Tài còn mang ý nghĩa đề phòng mọi rủi ro, trắc trở có thể xảy đến với kinh tế của nhiều hộ gia đình.  Anh Trần văn Hoan, ở phường Hưng Bình (TP Vinh) cho hay, nhân ngày vía Thần Tài anh cùng vợ mua một cái lắc tay loại vàng 9999. “Trước là tặng vợ, sau là có tài sản tích trữ” – anh Hoan vui vẻ nói. 
Bảng niêm yết giá vàng bạc của Chi nhánh vàng bạc Agribank
Bảng niêm yết giá vàng bạc của Chi nhánh vàng bạc Agribank
Tại doanh nghiệp vàng bạc Kim Thành Huy vào thời điểm 12 giờ trưa nhưng vẫn có rất nhiều người tìm đến mua vàng. Ông Trần Văn Thân – Chủ doanh nghiệp cho biết, việc người dân mua vàng trong ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng đã có từ lâu đời, tuy nhiên thực sự trở thành trào lưu trong 3-4 năm trở lại nay. Cũng bởi đời sống kinh tế của người dân được nâng lên nên việc mua vàng đang dần trở thành một nét sinh hoạt văn hóa trong ngày đầu xuân. Ông Thân không cho biết cụ thể số lượng vàng bán ra trong ngày 28/2, tuy nhiên ông khẳng định số người tìm đến cửa hàng tăng đột biến, gấp 5-6 lần. 
Mặc dù giá vàng có tăng nhích so với ngày thường nhưng đối với nhiều người điều này không quá quan trọng trong ngày vía Thần Tài
Mặc dù giá vàng có tăng nhích so với ngày thường nhưng đối với nhiều người điều này không quá quan trọng trong ngày vía Thần Tài
Nếu như giá vàng nhẫn tròn, loại 9999 niêm yết tại cửa hàng Kim Thành Huy và Phú Nguyên có giá mua vào: 3.180.000 đồng; bán ra: 3.400.000 thì tại cửa hàng vàng bạc Agribanhk – thuộc Chi nhánh Bắc miền Trung của Tổng Công ty vàng bạc Agribank Việt Nam, giá mua vào là 3.305.000 đồng; bán ra: 3.395.000 đồng. Vàng bạc của Agribank có giá mua vào cao hơn và bán ra thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Lý giải cho thực tế này, ông Nguyễn Long Hùng – Giám đốc Chi nhánh vàng bạc Agribank Bắc miền Trung khẳng định, về cơ bản giá vàng thay đổi, lên xuống theo thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên Agribanhk là đơn vị nhà nước kinh doanh vàng bạc nên giá cả cũng phù hợp hơn. Chính vì điều này, nên trong buổi sáng ngày mùng 10 tháng Giêng đã có hơn 2.000 người tìm đến các cửa hàng của Agribank ở thành phố Vinh để mua vàng. Đã có hơn 250 lượng vàng loại 9999 được bán ra, gấp khoảng 10 lần so với ngày bình thường. 
Bảng niêm yết giá vàng bạc của doanh nghiệp Phú Nguyên
Bảng niêm yết giá vàng bạc của Công ty Phú Nguyên
Theo nhận định, mặc dù lượng khách hàng, người tiêu dùng tìm đến các cửa hàng vàng bạc tăng đột biến, song tình hình an ninh trật tự vẫn được đảm bảo. Không có sự cố đáng tiếc xảy ra. Điều này cũng nhờ các doanh nghiệp vàng bạc đã có sự chủ động trong việc đón nhận ngày vía Thần Tài.
Đào Tuấn 

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.