Đồng chí Đinh Viết Hồng kiểm tra tình hình phát triển chăn nuôi tại Đô Lương

(Baonghean.vn) - Hôm nay 13/8, sau khi làm việc tại TP Vinh và huyện Diễn Châu, đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình phát triển chăn nuôi tại Đô Lương. Cùng đi có lãnh đạo Sở NN&PTNT.
 
Với 11 xã nằm trên vùng bãi dọc sông Lam, Đô Lương có nhiều lợi thế trong phát triển chăn nuôi. Nhiều năm qua, xác định đây là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, Đô Lương đã có nhiều chính sách hợp lý trong phát triển ngành kinh tế quan trọng này. Hiện trên địa bàn huyện có 12 trang trại chăn nuôi lợn tập trung với quy mô từ 150 - 500 con, tổng đàn gia súc gia cầm hiện lên tới 1.673.694 con, trên địa bàn có chợ Ú (Đại Sơn) với quy mô lớn nhất miền Bắc, mỗi năm tiêu thụ khoảng 75.000 con trâu bò. Từ đầu năm đến nay, dù dịch bệnh tai xanh đã xảy ra tại các huyện giáp ranh như Yên Thành, Thanh Chương, Nam Đàn, nhưng nhờ xây dựng phương án phòng chống hiệu quả nên dịch không xuất hiện tại Đô Lương.
 
Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Đô Lương cũng đã báo cáo và kiến nghị với Đoàn công tác về cơ sở vật chất cũng như những khó khăn về con người, thiết bị làm việc tại Trạm giống chăn nuôi Văn Sơn - nơi cung ứng dịch vụ chăn nuôi và con giống cho địa bàn huyện Đô Lương và một số địa phương lân cận.
 
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Đô Lương trước mắt phải tổ chức triển khai tiêm phòng vụ thu đạt tỷ lệ cao. Đồng thời, tiếp tục có phương hướng cũng như đề ra được các giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tăng nhanh số lượng trang trại chăn nuôi nhỏ và vừa, trang trại tổng hợp để sản xuất giống tại chỗ và nâng cao giá trị thu nhập. Tiếp tục làm tốt công tác phòng chống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm. Đồng chí cũng yêu cầu huyện Đô Lương và Trạm Giống chăn nuôi có tham mưu cụ thể để Tỉnh và ngành Nông nghiệp có hướng giải quyết hợp lý về những kiến nghị đã nêu trên.

Phú Hương

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.