Giá dầu thế giới sụt giảm mạnh sau quyết định của OPEC

(Baonghean) - Thứ Năm, ngày 27/11, sau 2 ngày họp chính thức và 5 giờ thảo luận chung, 12 thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã quyết định không cắt giảm sản lượng dầu mỏ của mình. Các nước OPEC vẫn giữ sản lượng ở mức 30 triệu thùng mỗi ngày như cách đây 3 năm, khi mà giá dầu thô Brent còn ở mức 100 USD/thùng.
Sau cuộc họp ngày 27/11, OPEC quyết định giữ nguyên sản lượng dầu mỏ của mình. 	Ảnh: Nabil al-Jurani/AP.
Sau cuộc họp ngày 27/11, OPEC quyết định giữ nguyên sản lượng dầu mỏ của mình. Ảnh: Nabil al-Jurani/AP.
Ngay lập tức, thị trường dầu mỏ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi quyết định này. Giá dầu trong ngày đã giảm xuống đến mức thấp chưa từng thấy kể từ giữa năm 2010: giá dầu thô Brent chỉ còn ở mức dưới 72 USD/thùng, còn giá dầu West Texas Intermediate (WTI) chỉ còn 67 USD/thùng tại thị trường New York. Giá dầu đã giảm 35% kể từ giữa tháng 6.
Quyết định trên không phải là một bất ngờ đối với nhiều nhà phân tích. Trước hội nghị thượng đỉnh, 6 quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh bao gồm Ả Rập Saudi, Kuwait, UAE, Qatar, Bahrain và Oman đã đồng ý từ chối bất kỳ sự cắt giảm nào trong mức hạn ngạch đặt ra trước đó. Ali al-Naimi, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi tuyên bố ông sẽ không tham gia vào trò chơi cung - cầu để ổn định giá cả và cho rằng, “Thị trường dầu sẽ tự bình ổn”. Vì vậy, ông Ali al-Naimi hoan nghênh “các quyết định đúng đắn” được đưa ra sau cuộc họp. Tuy nhiên, nhiều thành viên OPEC trong đó có Venezuela và Iran lại muốn giảm sản lượng dầu xuống nhằm nâng giá dầu lên và tránh cho ngân sách bị thâm hụt lớn. 
Cuộc họp diễn ra tại Vienne lần này là cuộc họp lớn nhất của các nước thành viên OPEC kể từ cuộc họp diễn ra tại Oran hồi tháng 12/2008. Được biết, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến cho giá dầu giảm mạnh từ mức 147 USD/thùng vào mùa Hè xuống còn 35 USD/thùng trong tháng 12. 
Một ngày trước khi diễn ra cuộc gặp tại Vienne, Ả Rập Saudi và Venezuela đã có một cuộc gặp với Nga và Mexico, nhưng các bên không đạt được kết quả gì. Ả Rập Saudi cảm thấy rất lo lắng trước sự gia tăng mạnh về sản lượng dầu của Mỹ trong 2 năm qua. Hôm thứ Tư, ông Ali al-Naimi phát biểu “Tại sao Ả Rập Saudo lại phải giảm sản lượng của mình? Hiện nay, Mỹ là nhà sản xuất dầu lớn và liệu rằng họ cũng nên cắt giảm sản lượng của mình?”.
Theo ước tính của cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tình trạng giá dầu giảm sẽ kéo dài cho đến hết nửa đầu năm 2015 do cung nhiều hơn cầu. Về phía cung, việc Mỹ tăng lượng sản xuất dầu là điều không thể phủ nhận. Theo các số liệu thống kê, Mỹ đã sản xuất 9 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương với sản lượng dầu của Nga và Ả Rập Saudi. Về phía cầu, châu Âu và các nền kinh tế mới nổi bao gồm Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu của sự hồi phục kinh tế. 
Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng, không có sự dư thừa trên thị trường. Sẽ có khoảng từ 2 đến 4 triệu thùng dầu có thể không được sản xuất do sự “mong manh” của nền chính trị cũng như của nền kinh tế các nước xuất khẩu dầu lớn như Iraq, Libya, Venezuela và Nigeria. Vào khoảng tháng 2/2015, tại các quốc gia này sẽ tiến hành các cuộc bầu cử, điều này có thể dẫn đến việc gia tăng các vụ bạo lực gây ảnh hưởng đến việc sản xuất dầu mỏ.
Không chỉ khiến cho giá dầu trên thế giới giảm mạnh, quyết định của OPEC còn khiến cho giá cổ phiếu của các công ty dầu mỏ tại châu Âu tiếp tục rớt giá. Ngoài ra, giá dầu giảm cũng gây ảnh hưởng đến mệnh giá đồng tiền của các nước xuất khẩu dầu lớn như đồng Curon của Na Uy, mà đặc biệt là đồng Rúp của Nga.
Chu ThanhTheo LeMonde 27/11

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.