Hướng mở cho nghề đan lưới ở Quỳnh Long

(Baonghean) - Về Quỳnh Long (Quỳnh Lưu), hình ảnh mà chúng tôi bắt gặp ở nhiều thôn, xóm, đó là những người phụ nữ miệt mài đan, vá lưới. Họ làm theo từng nhóm, từ 10 – 15 người, gương mặt ai cũng rạng ngời, bởi họ tìm thấy lợi ích thiết thực trong việc khôi phục lại nghề truyền thống…
Nhiều năm trước, thực hiện Nghị quyết 06 của Tỉnh uỷ, xã Quỳnh Long tiến hành khôi phục làng nghề truyền thống để giải quyết việc làm cho lao động ven biển. Xã đã xây dựng được làng nghề mây tre đan xuất khẩu Minh Thành và hình thành một số nghề tại địa phương như chế biến thuỷ sản, thêu móc sợi, song tất cả đều không ổn định bởi thu nhập từ nghề quá thấp, việc làm không thường xuyên nên các nghề đó dần mai một. Những năm gần đây, Quỳnh Long phát triển mạnh nghề lưới vây nên nhu cầu về lao động vá lưới khá lớn, việc này phù hợp với khả năng của lao động nữ tại địa phương. Phụ nữ làng biển, biết vá lưới rất sớm, từ thủa học cấp 2, bởi hầu như nhà nào cũng có cha, anh đi biển. Sau mỗi chuyến ra khơi đánh cá, lưới thường bị rách, mỗi lần như thế các thành viên trong nhà tập trung đan, vá lại lưới cẩn thận đảm bảo ngư, lưới cụ cho những chuyến ra khơi tiếp theo. 
Đan, vá lưới ở xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu).
Đan, vá lưới ở xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu).
Từ vá lưới phục vụ cho tàu thuyền của gia đình mình, nay chị em phát triển thành một nghề chuyên nghiệp, thu hút đông đảo lao động nữ. Từ khi phát triển nghề này, chị em vừa có việc làm, vừa tăng thu nhập gia đình, ai nấy đều phấn khởi. Quỳnh Long có 8 xóm thì cả 8 xóm đều có phụ nữ làm nghề đan, vá lưới, với 1.400/2.000 lao động nữ của toàn xã tham gia làm nghề, mỗi lao động có thu nhập từ 1,6 – 2,4 triệu đồng/tháng. Các tổ đan, vá lưới không chỉ phục vụ nhu cầu gia công lưới tại địa phương, mà còn đáp ứng cho ngư dân các xã An Hoà, Sơn Hải, Tiến Thuỷ (Quỳnh Lưu) và Quỳnh Lập (TX.Hoàng Mai).
Tổ vá lưới của tàu cá Nguyễn Bá Chín, thôn Phú Liên có 15 chị em tham gia, trong tổ có đủ mọi lứa tuổi từ 20 - 55 tuổi. Tỉ mẩn từng nốt đan cẩn thận, chị Nguyễn Thị Hảo (có chồng chung cổ phần với tàu anh Chín) niềm nở chia sẻ: Chị em ở đây làm nghề thường xuyên được 4 năm rồi, trước đây chỉ vá lưới phục vụ tàu nhà mình sau mỗi chuyến biển về vì lưới thường xuyên bị rách do cá mắc vào. Mỗi tàu nghề lưới vây thường dùng 15 – 17 tấm lưới nên chị em không khi nào hết việc làm. Tuy thu nhập từ nghề chưa cao, mỗi tháng có thêm khoảng 2 triệu đồng phụ thêm tiền chi tiêu hàng ngày. Trước kia chị em từng làm nghề móc sợi, nghề mây tre đan nhưng tiền công quá thấp, đầu ra không ổn định, không đảm bảo cuộc sống do đó nhiều người bỏ nghề. Nay nhờ nghề lưới vây phát triển, chị em có nghề gia công lưới vừa đảm bảo ngư lưới cho gia đình mình, vừa tăng thêm thu nhập, ai cũng phấn khởi. 
Tổ vá lưới của chị Nguyễn Thị Hoa ở thôn Minh Thành gồm 10 lao động, nhận hoàn thiện lưới chài cho các tàu thuyền trong xã và các xã lân cận. Chị Hoa cho biết, làm nghề này đòi hỏi tính kiên trì, bởi công việc ngồi đan miết cả ngày, người làm nghề phải đan đều mắt lưới và chặt nút đảm bảo cho tấm lưới chắc chắn mới phát huy hiệu quả khai thác ngoài biển. Còn chị Nguyễn Thị Thập – Thôn trưởng thôn Phú Liên cho biết: Cả thôn có hơn 300 lao động nữ làm nghề, chỉ trừ những người già mắt kém không đan được, còn lại không có phụ nữ nhàn rỗi như trước kia. Ai cũng phấn khởi vì có việc làm tại chỗ, không phải đi xa, lại đảm bảo ngư lưới cho chồng con yên tâm bám biển, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương…
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Quang Vệ - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Long cho biết: Riêng xã Quỳnh Long có 60 tàu cá nghề vây, đặc thù của nghề vây cần nhiều lưới. Trong chương trình đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới, xã coi đây là một nghề bền vững giải quyết việc làm phục vụ hậu cần nghề cá cho địa phương. Xã đã có kế hoạch đào tạo, mở rộng nghề, trước hết lấy những người giỏi truyền nghề cho người mới học việc. Kinh phí đào tạo nghề trích từ ngân sách địa phương. Chủ trương của Quỳnh Long là nâng cao tay nghề cho người lao động và mở rộng đối tượng biết nghề. Đề nghị các ngành có thẩm quyền đưa nghề gia công lưới (đan vá lưới) vào danh mục quan tâm xây dựng phát triển làng nghề. Định hướng của địa phương trong thời gian tới, từ nghề gia công vá lưới có sẵn sẽ vươn lên dệt lưới mới bằng cách nhận nguyên liệu về đan lưới mới, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của ngư dân trong và ngoài tỉnh. 
Quỳnh Lan

tin mới

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.