Người mẹ nghèo nuôi con bệnh tật

(Baonghean) - Chồng qua đời để lại trên đôi vai gầy của chị 4 đứa con thơ dại, bố mẹ già đã ngoài 80 tuổi. Một mình gồng gánh lo cái ăn từng bữa cho cả gia đình bằng nghề mua phế liệu, để bớt tiền học cho con, chị xin nhà trường đi đổ rác thuê vào mỗi chiều thứ 7. Đáng thương hơn khi các con của chị mang trọng bệnh.

Người vợ, người mẹ nghèo khổ đó là chị Lê Thị Hùng (SN 1983, trú tại xóm 10, xã Thái Sơn, huyện Đô Lương. Cách đây khoảng 2 năm chồng chị là anh Nguyễn Quang Bảy (SN 1976) đã qua đời vì bệnh tật. Những tháng ngày điều trị cho chồng, gia sản trong nhà “không cánh mà bay” và cả những khoản nợ chồng chất.

Mất chỗ dựa từ chồng, chị Hùng một mình nuôi 4 đứa con thơ dại, đứa lớn mới lên 10, đứa nhỏ còn bế ẵm trên tay và bố mẹ chồng đã ngoài 80 tuổi. “Dù anh hay đau ốm nhưng trong nhà có anh thì tôi yên tâm đi làm lo cho gia đình... Bây giờ các con bị bệnh cũng chỉ mua thuốc về cho cháu uống chứ không dám đưa cháu đi bệnh viện…”, chị Hùng nói trong tiếng nấc nghẹn ngào. 

Chị Lê Thị Hùng với 4 đứa con thơ. Ảnh: Nguyễn Phan
Chị Lê Thị Hùng với 4 đứa con thơ. Ảnh: Nguyễn Phan

Sinh ra vốn không được khỏe mạnh, con trai thứ 2 của chị là Nguyễn Quang Tuấn (SN 2006) lại mắc thêm bệnh bướu cổ, hen suyễn. Cũng từ lâu lắm rồi chị không dám đưa con xuống bệnh viện để thăm khám xem bệnh tật của con như thế nào, chị chỉ xin đơn bác sĩ để lấy thuốc về cho con uống dần. Đau đớn hơn người con gái thứ 3 là Nguyễn Thị Mỹ Tâm (SN 2012) đến nay vẫn chưa thể nói được. Cơ thể của đứa trẻ gầy gò ốm yếu, thường xuyên đau ốm. “Các bác sĩ bảo nên đưa cháu ra Hà Nội để khám biết đâu người ta có phương pháp điều trị tốt thì cháu có thể nói được nhưng tôi đâu dám đi... Cháu 5 tuổi rồi nhưng chưa gọi rõ từ mẹ”, chị Hùng vừa nói với ánh mắt ngấn lệ, vừa ôm đứa con thơ vào lòng.

Cháu Tâm chưa thể nói được nhưng ánh mắt cháu khi nhìn mẹ khóc, mặt cháu đọng lại nỗi buồn. Nó nhìn mẹ mãi không chớp mắt rồi đến chui vào lòng mẹ.

Chiều đông, cái lạnh theo từng đợt gió xuyên qua tấm liếp mỏng che trước hiên căn nhà cũ kỹ rồi len lỏi ùa vào nhà khiến những đứa trẻ cứ co rúm lại. Còn chị Hùng mong có thêm ít tiền lo cho mỗi đứa thêm tấm áo ấm để các con đến trường đỡ rét hơn nhưng với chị, đó như là một thử thách không nhỏ.

Bên hiên nhà, bố mẹ chồng của chị Hùng là ông Nguyễn Quang Cầm và bà Hoàng Thị Minh đều đã ngoài 80 tuổi, ngồi lặng lẽ đưa đôi mắt đã đục ngầu nhìn về phía xa. Từng nếp hằn thời gian in sâu trên khuôn mặt già nua của hai cụ như những đợt sóng dồn dập đổ ập xuống gia đình nhỏ này. Tai nghe không rõ, mắt của 2 ông bà cũng mờ đi theo năm tháng. “Bố chúng nó mất sớm, bây giờ cũng chỉ mong cho các cháu đủ ăn, được đi học, được chữa bệnh thì tôi vui lắm. Còn chúng tôi cũng chẳng thể lo gì được. Thương lắm nhưng không giúp được con cái gì tôi cũng khổ tâm”, bà Minh buồn rầu chia sẻ.

Bản thân chị Hùng cũng mắc chứng bướu cổ và viêm phổi, lại thường xuyên đau ốm nên sức khỏe không được như người bình thường, chị chỉ nặng chừng 38 kg. Nhiều hôm nhà không có tiền, chị dành hết tiền mua thuốc cho người con trai thứ 2, còn bản thân thì không dám mua thuốc để uống. Một mình gồng gánh lo cái ăn từng bữa cho cả gia đình càng khiến chị thêm tiều tụy.

Thu nhập của gia đình nhìn vào nghề mua phế liệu. ẢNh: Nguyễn Phan
Thu nhập của gia đình nhìn vào nghề mua phế liệu. ẢNh: Nguyễn Phan

Hàng ngày ngoài làm ít sào ruộng, chị Hùng tranh thủ đi thu mua sắt vụn, nhặt ve chai, hễ ai thuê gì chị cũng xin đi làm để kiếm thêm thu nhập lo cho gia đình.  Chị cố gắng làm việc thật nhiều để lo cho các con, chị mong, trên bước đường, mình không bị gục ngã vì trên đôi vai gầy của chị “gánh” cả gia đình.

Nguyễn Phan

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.