Làm nông thôn mới ở xã 135

(Baonghean) - Tiên Kỳ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Kỳ, giao thông cách trở. Mùa mưa lũ, xã hoàn toàn bị chia cắt bởi Khe Thần, Khe Lòa. Dịp này, về với Tiên Kỳ chúng tôi cảm nhận được những  đổi thay nơi đây, đặc biệt là tinh thần xây dựng nông thôn mới của đảng bộ và nhân dân xã nhà…
(Vượt qua Khe Thần, chúng tôi về với Tiên Kỳ, xã 135 của huyện Tân Kỳ, cách thị trấn 40 km, phía Tây giáp với Thọ Sơn, Bình Sơn (Anh Sơn) và phía Bắc giáp với xã Châu Sơn, Châu Lý của Quỳ Hợp. Hai bên đường, lúa hè thu đang bắt đầu ngậm sữa. Mía đang vươn lóng và được bà con dân bản bóc lá rất cẩn thận để phòng rầy. Trước đây, cuộc sống của bà con chủ yếu sống nhờ rừng, khai thác ở rừng nào măng loi, măng đắng, lợn rừng, mật ong, gỗ, mây, song… Nay nhờ những ứng dụng mới của khoa học kỹ thuật, bà con đã sản xuất lúa lai một năm hai vụ, năng suất đạt 56 tạ/ ha, ngoài  lúa thì mía và sắn là cây trồng chủ lực nên được người dân rất quan tâm đầu tư, năng suất đạt trên 60 tấn/ ha. Những mái nhà ngói đỏ nơi đây đều từ cây mía, cây sắn mà có.  Trung tâm xã Tiên Kỳ đã hiện ra với những dãy ốt nhỏ, khoảng chục hộ làm mộc, vài hộ xay xát, một số quầy bán tạp hóa, quần áo, phụ tùng xe đạp. Điện tại gia đã đến với 100% số hộ nên đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, các tuyến đường đã được giải tỏa hành lang an toàn giao thông rộng thoáng từ 6m đến 8m.  Một số mô hình làm ăn cho thu nhập cao đã bắt đầu xuất hiện như trang trại cá - vịt, trang trại lợn thịt, hay chăn nuôi dê đàn. 
Chủ tịch UBND xã Tiên Kỳ Vi Hồng Sơn - cán bộ trẻ của huyện Tân Kỳ (SN 1979) mới được luân chuyển về đây gần 1 năm chia sẻ: Chương trình nông thôn mới trước đó cũng đã triển khai nhưng từ năm 2013 đến nay thì xã tập trung chỉ đạo cao độ. Cấp ủy xã, các đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ đều vào cuộc quyết liệt, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, vừa để phát triển kinh tế vừa để tranh thủ nguồn xi măng hỗ trợ của Nhà nước. Xã đã lập thêm ban tuyên truyền chương trình xây dựng nông thôn mới, ở xóm thành lập các ban, trong đó có Ban Tuyên truyền nói rõ cho dân hiểu mục tiêu, lợi ích, vai trò của từng hộ dân, từng cá nhân khi thực hiện chương trình xây dựng NTM”. 
Xóm Kẻ Giếng là xóm văn hóa, được xã đầu tư xi măng làm giao thông nông thôn trước. Con đường lầy lội trước kia đã được thảm bê tông đạt quy chuẩn nông thôn mới với chiều dày 20cm, rộng 3m, xe máy chạy êm ru. Làm sao mà ở một xóm miền núi với 100% dân tộc Thái lại có thể triển khai tốt phong trào làm đường giao thông nông thôn mới như vậy? Xóm trưởng xóm Kẻ Giếng ông Vi Văn Vân, cho biết: Để tuyên truyền cho bà con hiểu và làm đường, trong khi chỉ có xi măng hỗ trợ của Nhà nước, chúng tôi đã họp xóm một tháng 6 lần, những tháng sau thì họp ít hơn, xóm cùng với các đoàn thể, mặt trận liên tục đi từng nhà vận động, khi mọi người nhất trí chúng tôi huy động mỗi  khẩu 300 ngàn đồng. Ngoài ra, vận động bà con ra Khe Thần lấy cát, sỏi, gánh về, tổng cộng 28 xe cát, sỏi đổ cho tuyến đường. Xóm đã chia thành 8 tổ, mỗi tổ 6 người, trực tiếp làm giao thông nông thôn. “Một tuần là xong, tổ này làm xong trước thì đến làm thêm cho tổ khác đông vui như ngày hội” - Xóm trưởng xóm Kẻ Giếng ông Vi Văn Vân nhớ lại. 
Còn ở xóm 7, với đặc điểm dân cư sống hai bên sườn núi, ở  giữa là thung lũng, đi lại rất khó khăn. Mùa mưa lũ về, nước tràn qua đường gây sạt lở mạnh. Ông Phan Trọng Chí, Bí thư chi bộ xóm  cho biết: Xóm 7, Tiên Kỳ  hiện nay ngoài 7 tiêu chí đã đạt thì tiêu chí giao thông là khó nhất. Được sự chỉ đạo của xã, xóm tập trung giải tỏa hành lang an toàn giao thông theo đúng quy chuẩn. Đường rộng  6m, đầy đủ cầu cống, mương máng. Xóm 7 cần thi công 2 cống lớn và 18 cống nhỏ, trong đó cống lớn dài 8m, rộng 4m.  Để khắc phục địa hình, xóm đã chỉ đạo đào mương rãnh phía bên đồi (mương rộng 1m) và phía bên ruộng phải đắp nhiều mét khối đất, đá đảm bảo khỏi sụt lở.  Xóm đã vận động bà con đóng góp sức người, sức của để giải tỏa đường.  Ban chỉ đạo của xóm đã bám đường, bám hiện trường không kể nắng nóng cả tháng nay để công việc đạt kết quả cao. Ngoài góp công, xóm đã huy động được các hộ tổng số tiền 89 triệu đồng, chia  thành 3 đợt góp, trong đó cho phép một số hộ nợ đến mùa thu hoạch mía trả. Số tiền huy động được từ dùng để thuê máy móc san gạt, múc đất đắp đường. Bà con dân bản góp công, gánh đá, đất san gạt những chỗ hổng nhỏ. Nhờ vậy, qua một tháng triển khai, đến nay công việc đã hoàn tất, đường rộng thoải mái cho xe tô đi được, tạo điều kiện thi công sau này.
Chủ tịch xã Vi Hồng Sơn cho biết: Ngoài xi măng của tỉnh cấp, xã đã trích  ngân sách đầu tư 23,6 tấn xi măng để các xóm làm cầu cống qua đường. Các xóm huy động nhân công cát, sỏi đá để làm.  Bà con đã tích cực làm xong các cầu, cống qua đường đảm bảo đi lại trong mùa mưa lũ. Không chỉ có xóm 3, xóm 7, nhiều bí thư chi bộ trong xã  đã rất tích cực trong phong trào làm nông thôn mới như  Lô Văn Tâm ở xóm 1, Lò Văn Diên ở xóm 10, Bùi Công Kỳ ở xóm 5...
Chủ tịch xã Vi Hồng Sơn cho biết: Đối với miền núi, thu nhập là tiêu chí quan trọng nhất, hiện Tiên Kỳ mới đạt bình quân 12 triệu đồng/ người/ năm. Dựa vào tiềm năng chăn nuôi, xã đang chỉ đạo  nâng cao chất lượng đàn trâu, bò và thâm canh cây trồng. Tổng đàn trâu, bò của xã 1.652 con, trong đó trâu 1.200 con, đồng bào nuôi trâu nhiều để làm sức kéo, cày ruộng, nay nuôi thêm trâu bò làm hàng hóa. Xã cũng chú trọng phát triển đàn dê,  tổng đàn hiện có gần 1.000 con, trước đây bà con nuôi dê trong rừng, trong trại nay bà con nuôi nhốt và đi hái lá rừng về làm thức ăn cho dê…
Trang trại lợn thịt của chị Nguyễn Thị Hạnh ở xóm 8, Tiên Kỳ.
Trang trại lợn thịt của chị Nguyễn Thị Hạnh ở xóm 8, Tiên Kỳ.
Đối với lúa, hiện toàn xã có 218 ha lúa lai, năng suất đạt 56 tạ/ha, lúa được sản xuất một năm 2 vụ, khi chúng tôi về Tiên Kỳ xã đang chỉ đạo bà con phun trước trừ sâu cuốn lá non. Để nâng cao năng suất cây trồng, xã có kế hoạch tập trung tập huấn cho bà con. Anh Sơn cho biết: Bà con người Thái hiện nay dù không phải cầm tay chỉ việc nhưng việc nhưng tiếp cận vào kỹ thuật còn hạn chế. Các cuộc tập huấn của Nhà nước cho người dân không thường xuyên nữa. Xã đã trực tiếp đến nhà máy đường mời cán bộ nông vụ đến tập huấn kỹ thuật thâm canh mía cho bà con, mời cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật cấy lúa… Sẽ còn nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở Tiên Kỳ, nhưng với những kết quả bước đầu, đặc biệt là vai trò chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, niềm tin của bà con dân bản vào chính sách của Đảng, Nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới…
Châu Lan

tin mới

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

(Baonghean.vn) - Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, khi lúa vụ xuân đã bắt đầu chín đồng loạt, các địa phương vùng núi cao Nghệ An đang tích cực “ra quân” gặt lúa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, hạn chế tối đa thiệt hại với sản phẩm đã đến kỳ thu hoạch.

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, thành Vinh khoác lên mình tấm áo rực rỡ được dệt từ nhiều sắc hoa tươi tắn như bằng lăng, giáng hương, phượng vàng, phượng vĩ... 

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.