Lãnh đạo Nhật-Trung nhất trí thúc đẩy quan hệ vì ổn định khu vực

Bên lề Hội nghị Cấp cao Á-Phi đang diễn ra tại thủ đô Jakarta (Indonesia), ngày 22/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí thúc đẩy quan hệ song phương vì sự ổn định của khu vực. 
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, phát biểu với báo giới sau cuộc gặp kéo dài 25 phút, Thủ tướng Nhật Bản Abe khẳng định hai bên "nhất trí về sự cần thiết thúc đẩy các mối quan hệ chiến lược cùng có lợi nhằm đóng góp cho sự ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới."
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh phải) gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (ảnh trái) bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á- Phi lần thứ 60 tại Indonesia ngày 22/4. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh phải) gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (ảnh trái) bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á- Phi lần thứ 60 tại Indonesia ngày 22/4. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Ông cho biết sẽ cùng nỗ lực với Chủ tịch Tập Cận Bình phát triển quan hệ song phương thông qua những cuộc gặp cấp cao bên lề các hội nghị quốc tế khác trong tương lai. 
Theo Thủ tướng Abe, kể từ cuộc gặp cấp cao hồi tháng 11/2014, quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc “đang tiến triển theo hướng cải thiện.”
Bằng việc thúc đẩy đối thoại và giao lưu ở nhiều cấp khác nhau, trong đó có giao lưu thanh niên, Nhật-Trung muốn đảm bảo sự cải thiện quan hệ song phương.
Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh sự cần thiết thực thi nghiêm túc tinh thần của 4 tài liệu chính trị đã được hai bên nhất trí nhằm đảm bảo mối quan hệ song phương phát triển đúng hướng. 
Bốn tài liệu trên bao gồm Tuyên bố chung Trung Quốc-Nhật Bản ký năm 1972, Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị Trung Quốc-Nhật Bản năm 1978, Tuyên bố chung Trung Quốc-Nhật Bản năm 1998 và một tuyên bố chung về phát triển toàn diện mối quan hệ chiến lược và đôi bên cùng có lợi ký năm 2008.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường đối thoại và liên lạc với Tokyo nhằm xây dựng lòng tin lẫn nhau, giảm những nghi ngại và cùng đưa ra các bước đi chung nhằm đạt được sự đồng thuận trong xã hội của hai nước rằng "Trung Quốc và Nhật Bản là đối tác không gây đe dọa lẫn nhau."
Hai bên cần duy trì liên lạc trong các lĩnh vực nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. 
Đây là cuộc gặp thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản kể từ tháng 11/2014, khi Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Abe gặp nhau bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 22 tại Bắc Kinh.
Cuộc gặp này diễn ra sau khi hai nước đạt được một thỏa thuận 4 điểm nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương, trong đó hai bên nhất trí nối lại đối thoại chính trị, ngoại giao và an ninh, trong khi thừa nhận những khác biệt về lập trường liên quan đến quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 22/4, phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Á-Phi, Thủ tướng Abe đã bày tỏ sự "hối tiếc sâu sắc" về hành động của nước này trong Chiến tranh thế giới thứ II, đồng thời cam kết tuân thủ 10 nguyên tắc Bandung lịch sử, nhấn mạnh hòa bình và hợp tác./.
Theo TTXVN

tin mới

Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ đầu hàng tại Kharkov?

Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ đầu hàng tại Kharkov?

(Baonghean.vn) - Cục diện mặt trận căng thẳng tới mức Mỹ phải thừa nhận tình hình của lực lượng vũ trang Ukraine là ‘vô cùng tuyệt vọng’. Đặc biệt, tại thành phố Kharkov, quân đội Nga có thể phong tỏa Kharkov từ mọi phía, khiến Ukraine không thể bảo vệ được thành phố này và sẽ rút lui.

Tướng Cương: Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga sẽ không đẩy Trung Quốc bước qua 'vạch đỏ' đối với châu Âu và Mỹ

Tướng Cương: Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga sẽ không đẩy Trung Quốc bước qua 'vạch đỏ' đối với châu Âu và Mỹ

(Baonghean.vn) -Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc trong hai ngày 16-17/5 theo lời mời từ Chủ tịch Tập Cận Bình. Báo Nghệ An đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an.

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế.