Lễ tưởng niệm 228 năm ngày mất của Hoàng đế Quang Trung

(Baonghean.vn) - Đã thành thông lệ, vào dịp 29/7 âm lịch hằng năm, người dân khắp nơi lại về Khu di tích Đền thờ Quang Trung tại núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, (T.P Vinh) để dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của người Anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Ngày 16/9 (tức 29/7 năm Canh Tý), tại Khu di tích Đền thờ Hoàng đế Quang Trung, diễn ra lễ tưởng niệm 228 năm ngày mất của vị Anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ.
Tham dự lễ có các đồng chí: Phan Đức Đồng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Vinh; Đại tá Thái Đức Hạnh - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu IV, Thượng tá Đinh Bạt Văn - Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS tỉnh, Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở VH&TT tỉnh, Trần Ngọc Tú - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Vinh, đại diện các ban, ngành cùng đông đảo nhân dân và du khách gần xa.
Ảnh: Thành Cường
Các đại biểu tham dự lễ. Ảnh: Thành Cường

Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ hay Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ là vị vua thứ 2 của nhà Tây Sơn - một thiên tài quân sự kiệt xuất, một nhà chính trị khôn ngoan, mưu lược,...

Nguyễn Huệ sinh năm 1753 ở thôn Tây Sơn, huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn, ngày nay thuộc làng Kiên Mỹ, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Ông mất năm 1792 tại Phú Xuân. Cuộc đời chinh chiến từ năm 18 tuổi oai hùng lẫm liệt đánh Nam, dẹp Bắc suốt 20 năm, ông lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung năm 36 tuổi.

Ảnh: Thành Cường
Đền thờ Hoàng đế Quang Trung tại Nghệ An được xây dựng trên núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, thành phố Vinh. Ảnh: Thành Cường

Quang Trung - Nguyễn Huệ là nhân vật chủ chốt của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn lật đổ Chúa Nguyễn ở đàng trong. Ông cùng các anh em mình là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ được dân chúng thời bấy giờ gọi là anh em nhà Tây Sơn, đã lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất trong lịch sử Việt Nam thành công và lập lên một Triều đại Quân chủ, chấm dứt hơn 200 năm nội chiến đẫm máu giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, phân tranh gây chia cắt hai miền đất nước (qua dòng sông Gianh) đánh bại nhà Hậu Lê và các cuộc xâm lược của quân Xiêm La từ phía Nam, quân Đại Thanh từ phía Bắc.

Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng áo vải. Ảnh: Thành Cường
Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng áo vải. Ảnh: Thành Cường

Theo lịch sử ghi, Nguyễn Huệ - Quang Trung nhìn thấy rõ thế chiến lược của vùng đất Dũng Quyết, đã hạ chiếu cho xây dựng thành Phượng Hoàng - Trung Đô để đóng đô ở Nghệ An. Tiếc rằng, Vua Quang Trung đột ngột qua đời vào ngày 29/7 năm Nhâm Tý (1792) nên chưa kịp dời đô từ Phú Xuân ra Phượng Hoàng Trung Đô.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung ở Nghệ An được xây dựng trên đỉnh núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, thành phố Vinh, đây là công trình văn hóa tâm linh, là nơi để nhân dân và du khách thập phương chiêm bái linh từ, thắp nén hương thơm bày tỏ lòng thành kính, tri ân vị Hoàng đế anh minh.

Đông đảo người dân và du khách thập phương về thắp hương tưởng nhớ ngày mất của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ. Ảnh: Thành Cường
Đông đảo người dân và du khách thập phương về thắp hương tưởng nhớ ngày mất của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ. Ảnh: Thành Cường
Lễ tưởng niệm 228 năm ngày mất của Quang Trung - Nguyễn Huệ được tổ chức trang trọng theo nghi thức truyền thống, nhằm tưởng nhớ và biết ơn người anh hùng dân tộc đã có công chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước; tuyên truyền, quảng bá và phát huy giá trị văn hóa tâm linh gắn với các hoạt động phát triển dịch vụ, du lịch; đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.