Mỗi quốc gia một toan tính sau khi Mỹ rút khỏi TPP

Nhật Bản vẫn muốn thuyết phục ông Donald Trump; Australia, New Zealand và Singapore đã tính đến một TPP không có Mỹ; còn Malaysia không cho rằng họ sẽ chịu thiệt lớn nếu hiệp định sụp đổ.

Hôm qua, Tổng thống Mỹ - Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định này được Mỹ ký năm ngoái, dưới thời ông Barack Obama, cùng 11 nước khác với tổng GDP lên tới 40% toàn cầu.

TPP chỉ có thể có hiệu lực nếu được ít nhất 6 nước phê chuẩn trước tháng 2/2018. Các nước này phải đóng góp ít nhất 85% GDP trong khối. Vì vậy, cả Mỹ và Nhật Bản đều sẽ phải phê chuẩn TPP.

Với việc ông Trump rút khỏi TPP, hiệp định này đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Dù vậy, nhiều quốc gia vẫn giữ hy vọng.

Thủ tướng Shinzo Abe vẫn muốn thuyết phục ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Shinzo Abe vẫn muốn thuyết phục ông Donald Trump. Ảnh: Reuters

Trong một phiên họp tại Quốc hội hôm qua, Thủ tướng Nhật Bản - Shinzo Abe cho biết ông vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của ông Trump và hy vọng tiếp tục nói chuyện với Mỹ về vấn đề thương mại tự do. "Tôi tin rằng Tổng thống Trump hiểu rõ tầm quan trọng của thương mại tự do và công bằng. Vì thế, tôi muốn tiếp tục thuyết phục ông ấy về tầm quan trọng kinh tế và chiến lược của TPP", ông cho biết.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản - Taro Aso hôm qua cũng nhắc lại lập trường này và tiết lộ đã lên kế hoạch để ông Abe sang Mỹ gặp Tổng thống Trump. Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản - Hiroshige Seko thì khẳng định sẽ theo dõi sát sao những thay đổi với Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) để đánh giá việc này sẽ ảnh hưởng thế nào đến các công ty Nhật Bản.

Trong khi đó, Australia vẫn hy vọng vào "TPP -1" để cứu hiệp định này. Tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Steve Ciobo đã bàn bạc vấn đề này tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ). Ông cho biết Australia sẽ không từ bỏ TPP khi nó cần "một ít nỗ lực nữa" để tồn tại.

Hôm qua, ông cũng trả lời trên ABC rằng: "Tôi đã nói chuyện với Canada, Mexico, Nhật Bản, New Zealand, Singapore và Malaysia. Tôi biết cả Chile và Peru cũng có những cuộc nói chuyện thế này rồi. Tức là khá nhiều quốc gia đang quan tâm liệu TPP - 1 có khả thi hay không".

Ông Ciobo cũng cho biết cấu trúc ban đầu của TPP được thiết kế để các quốc gia khác cũng tham gia nữa. "Tôi biết chắc chắn rằng Indonesia đã bày tỏ sự quan tâm. Trung Quốc cũng có khả năng nữa, nếu có thể điều chỉnh lại theo mô hình TPP - 1".

Bộ trưởng Thương mại New Zealand - Todd McClay thì cho biết đã nói chuyện với một số bộ trưởng các nước TPP tại WEF tuần trước. Ông hy vọng họ có thể gặp nhau trong vài tháng tới "để cân nhắc bước đi tiếp theo". "Hiệp định này vẫn có giá trị như một hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước thành viên khác", ông cho biết. TPP là FTA đầu tiên của New Zealand với Nhật Bản, Canada, Mexico và Peru.

Đại diện các nước tham gia TPP tại APEC năm ngoái. Ảnh: Reuters
Đại diện các nước tham gia TPP tại APEC năm ngoái. Ảnh: Reuters

Bên lề WEF tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Canada - Francois-Philippe Champagne cho biết sẽ cùng các nước thành viên TPP cân nhắc mọi lựa chọn, kể cả việc cứu vãn bằng một thỏa thuận mới mà không có sự tham gia của Mỹ. Trước khi ông Trump có động thái chính thức liên quan đến TPP, Canada vẫn giữ lập trường đứng ngoài quan sát, chưa ra quyết định cho đến khi Mỹ trả lời được câu hỏi có tham gia hay không.

Trên The Star hôm qua, Bộ trưởng Nhập cư Canada - John McCallum không bình luận trực tiếp về việc ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi TPP. Ông chỉ cho biết Thủ tướng Justin Trudeau cùng nội các đang tập trung đảm bảo quan hệ thương mại "cực kỳ quan trọng" giữa Mỹ và Canada.

Singapore - một trong những nước có khả năng thiệt hại lớn nhất khi thương mại toàn cầu đi xuống, cũng ra tín hiệu sẽ thúc đẩy việc thực thi TPP, kể cả không có Mỹ. "Họ cho rằng dù sao có TPP yếu vẫn còn tốt hơn là không có", Eugene Tan - giáo sư luật tại Đại học Quản lý Singapore nhận xét trên Business Times.

Ahmad Maslan - Thứ trưởng Thương mại Malaysia cho biết nếu TPP thất bại, thương mại của Malaysia sẽ không ảnh hưởng nhiều. Vì họ còn có các lựa chọn khác, như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Với việc Trung Quốc và Ấn Độ tham gia vào RCEP, hiệp định này có thể giúp các thành viên tiếp cận thị trường lớn hơn.

Mỹ đã ký hiệp định TPP năm ngoái, nhưng vẫn chưa phê chuẩn. TPP chính là cột trụ kinh tế trong chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền ông Barack Obama, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng quyền lực nhanh chóng. Những người ủng hộ hiệp định lo ngại việc rút khỏi TPP có thể đẩy quyền lực tại khu vực trên về tay Trung Quốc, và khiến Mỹ chịu thiệt.

Trong khi đó, RCEP là hiệp định do Trung Quốc khởi xướng. Nó hiện gồm 10 nước Đông Nam Á và các đối tác thương mại của họ trong khu vực - Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ.

Theo VNE

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân