Mùa Vu Lan nghĩ về Tứ Ân trong Phật giáo

(Baonghean) - Một trong những phẩm hạnh cao quý của con người, dù là dân tộc nào cũng đều hướng đến sự đền đáp công ơn của đấng sinh thành.
Đạo hiếu trong Lễ Vu Lan 
Với dân tộc Việt Nam, đó gọi là đạo hiếu. Sự du nhập của Phật giáo - một tôn giáo gần gũi với quan niệm sống, lối hành xử thường ngày của con người đã góp phần làm phong phú thêm giá trị văn hóa - đạo đức truyền thống khi hòa quyện nghi thức tôn giáo với đạo lý làm người.
Lễ Vu Lan hằng năm, vì thế đã trở thành một thứ tín ngưỡng dân gian, là dịp để mỗi người thể hiện sự hiếu nghĩa, báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha.
Đức Phật Thích ca trong Kinh Tâm Địa Quán, Phẩm Báo Ân đã dạy, phàm là con người phải ghi nhớ Tứ ân. Đó là: Ân cha mẹ, Ân chúng sanh, Ân quốc gia xã hội và Ân Tam bảo. Trong Tứ ân thì đứng đầu là Ân đức của cha mẹ dành cho con cháu. Mỗi người làm con cần phải trân trọng gìn giữ và tìm cách báo đáp; phải luôn phấn đấu sống, học tập và làm việc thật tốt; báo đáp bằng sự cung kính, vâng lời, siêng năng tu tập những thiện Pháp, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già.  
Ảnh: Hải Vương
Mùa Vu Lan báo hiếu, các chùa thường tổ chức cho Phật tử cầu siêu để vong linh ông bà cha mẹ đã khuất được siêu sinh tịnh độ. Ảnh: Hải Vương
Đạo hiếu xem công sinh thành dưỡng dục, nuôi nấng, dạy dỗ của cha mẹ với con cái cao tựa Thái Sơn, tinh khiết, thẳm sâu như suối nguồn vô tận. Người làm cha, làm mẹ luôn lấy sự thành đạt, trưởng thành của con cái làm niềm hạnh phúc lớn nhất của đời mình. Phận làm con, biết giữ gìn nề nếp gia phong, biết yêu thương cha mẹ, kính trên, nhường dưới.
Trong nhà thì hòa thuận, ngoài xã hội thì thân ái chan hòa, không để cái xấu cám dỗ, không để cha mẹ phiền lòng là cách tốt nhất thể hiện sự hiếu hạnh của con cái đối với mẹ cha. Với người Việt Nam, Hiếu chính là Hiếu đạo (đạo làm con), Hiếu dưỡng (chăm sóc, nuôi dưỡng), Hiếu đễ (kính trọng cha mẹ và tôn trọng anh chị), Hiếu thuận (hiếu với cha mẹ và hòa thuận với anh em)...
Từ ngày lễ báo hiếu của Phật giáo, Lễ Vu Lan đã trở thành sự kiện quen thuộc với nhiều người, mang ý nghĩa sâu sắc về tấm lòng biết ơn, đạo lý hiếu thảo của người phương Đông. Ảnh: Hồ Chiến
Từ ngày lễ báo hiếu của Phật giáo, Lễ Vu Lan đã trở thành sự kiện quen thuộc với nhiều người, mang ý nghĩa sâu sắc về tấm lòng biết ơn, đạo lý hiếu thảo của người phương Đông. Ảnh: Hồ Chiến

Thiên kinh vạn quyển hiếu nghĩa vi tiên”. Nghĩa là ngàn quyển kinh, vạn quyển sách đều lấy chữ hiếu nghĩa làm đầu. Vì thế mà báo đáp công ơn cha mẹ thông qua việc phụng dưỡng hàng ngày, chăm sóc lúc ốm đau, bệnh tật... luôn được xem là tiêu chí đầu tiên trong việc đánh giá lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Lời dạy  của Đức Phật Thích Ca

Nhịp sống hiện đại luôn cuốn con người vào vòng quay gấp gáp bận rộn của nó. Kéo theo đó là sự thay đổi quan niệm về đạo đức, qui tắc ứng xử của một số người. Nhưng dù là gì thì chữ “Hiếu” vẫn luôn vẹn nguyên ý nghĩa. Đó là sự tôn trọng, trân quý công ơn của đấng sinh thành. 
Bắt nguồn từ câu chuyện báo hiếu với Mẹ của Đức Mục Kiền Liên Bồ Tát. Bằng con đường tu tập của mình, Ngài đã giải thoát cho linh hồn mẹ mình khỏi vòng tội lỗi, được siêu sinh.
Lễ Vu Lan ở một ngôi chùa trên địa bàn thành phố Vinh. Ảnh: Hải Vương
Lễ Vu Lan ở một ngôi chùa trên địa bàn thành phố Vinh. Ảnh: Hải Vương
Lễ Vu Lan - sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống
 Từ một nghi thức mang màu sắc văn hóa Phật giáo, Lễ Vu Lan dịp tháng 7 hàng năm dần trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt Nam. Vu Lan là dịp để gia đình sum họp; con cháu hỏi han, chia sẻ với ông bà, cha mẹ về niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, cầu cho cha mẹ được hưởng phúc lành; hồi hướng đến tổ tiên, thắp nén hương thơm nguyện cầu cho vong linh người đã khuất được siêu sinh tịnh độ.
Mùa Vu Lan báo hiếu, các chùa thường tổ chức cho Phật tử cầu siêu để vong linh ông bà, cha mẹ đã khuất được siêu sinh tịnh độ.
Lễ Bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan là để người được cài bông trắng không quên cha mẹ mình đã khuất. Ảnh: Hải Vương
Lễ Bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan là để người được cài bông trắng không quên cha mẹ mình đã khuất. Ảnh: Hải Vương
Lễ Bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan là để người được cài bông trắng không quên cha mẹ mình đã khuất; người được cài bông hồng sẽ thấy mình hạnh phúc khi còn cha, còn mẹ mà biết sống sao cho cha mẹ khỏi phiền lòng. Để ai cũng hiểu rằng: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha; Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ, Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha!”
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, báo hiếu với đấng sinh thành, mỗi người có một cách riêng, nhưng đâu chỉ là lo bù đắp cho cha mẹ đủ đầy vật chất lúc tuổi già ốm đau, bệnh tật, mà quan trọng là sự quan tâm, sẻ chia với cha mẹ những gì bình dị nhất, chân thành nhất. Dân gian có câu: “Miếng trầu không đẹp ở người têm, mà đẹp ở người đem dâng!”. 
Lễ Vu Lan báo hiếu ở chùa Diệc (TP. Vinh). Ảnh: Hải Vương
Lễ Vu Lan báo hiếu ở chùa Diệc (TP. Vinh). Ảnh: Hải Vương
Có người vì mải lo việc mưu sinh mà xao nhãng việc chăm sóc cha mẹ, ông bà. Lớp trẻ thì lúc nào cũng quay cuồng với chuyện học hành, vui chơi. Có biết đâu rằng, không ít người già dẫu sống chung một nhà với con cháu, nhưng vẫn lặng lẽ khóc thầm vì buồn tủi, cô đơn ngay giữa ngôi nhà của mình.
Thậm tệ hơn, lại có những đứa con bất hiếu coi cha mẹ già là gánh nặng nên đã hắt hủi, thậm chí là đánh đập, ngược đãi người đã mang nặng đẻ đau ra mình. Vì thế, có những người già không nơi nương tựa, hoặc không chịu được “tiếng bấc tiếng chì” của con cái, phải lang thang kiếm sống hoặc vào sống ở các Trung tâm bảo trợ xã hội, nương nhờ cửa Phật, trông cậy vào lòng thương của cộng đồng. Đó là những hành vi biểu hiện sự xuống cấp đạo đức của một số người mà xã hội cần phải lên án, pháp luật cần phải can thiệp để chung tay xây dựng một cuộc sống chan chứa tình yêu thương và trách nhiệm.
Lễ Vu Lan thường niên là một sự kiện dần thu hút sự chú ý của người dân thành phố Vinh những năm gần đây. Ảnh: Hải Vương
Lễ Vu Lan thường niên là một sự kiện dần thu hút sự chú ý của người dân thành phố Vinh những năm gần đây. Ảnh: Hải Vương
Không ai có quyền đối xử tệ bạc và bất công với người già. Là con cháu lại càng không được phép. Không xã hội văn minh nào lại coi việc ngược đãi, tàn ác với cha mẹ là điều bình thường! Trẻ em không nghe người lớn nói gì, nhưng chúng sẽ mở căng mắt ra nhìn xem người lớn làm gì và chúng sẽ làm theo. Đừng để phải khóc khi quá muộn, nếu có những việc mà hôm nay, mỗi người có thể làm cho đấng sinh thành của mình.
Tứ ân - phạm trù đạo đức quan trọng thể hiện ân tình giữa con người với con người. Tứ ân tồn tại hiển nhiên trong cuộc sống mang tính khách quan, chuyển tải được giá trị chân thiện mỹ theo tinh thần Phật giáo, hàm chứa tinh thần đại hùng, đại lực, đại bi, đại trí; mang sinh khí hòa bình, tự do, bình đẳng cho nhân thế với hoài bão giải phóng mọi ràng buộc khổ đau cho con người và muôn vật.
Mùa Vu Lan là dịp để mỗi người chúng ta nghĩ về Tứ Ân, nghĩ về đạo hiếu nghĩ của con cái đối với cha mẹ ông bà - đó điều quan trọng cốt lõi nhất của mỗi người.

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.