Nga-Trung Quốc-Mông Cổ tiến tới xây hành lang kinh tế ba bên

Tại cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Trung Quốc-Mông Cổ lần đầu tiên, diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 14 ở thủ đô Dushanbe của Tajikistan, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj đã ủng hộ đề xuất thành lập một hành lang kinh tế nối liền ba nước láng giềng. 
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng dự án này sẽ kết nối các sáng kiến vành đai kinh tế "Con đường tơ lụa" của Trung Quốc, hệ thống đường sắt liên lục địa của Nga và chương trình Con đường thảo nguyên của Mông Cổ. Việc triển khai dự án sẽ bao gồm phát triển giao thông xuyên quốc gia, đơn giản hóa hoạt động vận tải, cũng như nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng một hệ thống năng lượng giữa ba nước. 
Lãnh đạo ba nước Nga, Trung Quốc và Mông Cổ tại cuộc gặp thượng đỉnh. (Nguồn: Xinhua)
Lãnh đạo ba nước Nga, Trung Quốc và Mông Cổ tại cuộc gặp thượng đỉnh. (Nguồn: Xinhua)
Ông Tập Cận Bình cũng chỉ ra những cơ hội thuận tiện để ba nước tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực du lịch, tư vấn chính sách, truyền thông, bảo vệ môi trường, cảnh báo và giải quyết hậu quả của thảm họa thiên nhiên.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh vị trí địa lý gần gũi cho phép Nga, Mông Cổ và Trung Quốc thực hiện những dự án dài hạn có hiệu quả trong lĩnh vực hạ tầng, năng lượng, khai thác mỏ. 
Ông Putin cũng nhất trí cho rằng thiết lập tiếp xúc ba bên như ở Dushanbe là rất "quan trọng, hữu ích và có mục tiêu." Ông cũng kêu gọi ba nước nói riêng và các bên ủng hộ một thế giới đa cực nói chung cùng phối hợp nỗ lực để bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực.
Đáp lại, Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj khẳng định Ulan-Bator đặc biệt coi trọng việc phát triển quan hệ láng giềng gần gũi và hợp tác với Trung Quốc và Nga. Điều này đã được thể hiện qua các chuyến thăm Mông Cổ vừa qua của nguyên thủ hai nước trên, và những lĩnh vực hợp tác được đất nước của thảo nguyên mong muốn phát triển là hạ tầng giao thông xuyên quốc gia và xuyên lục địa.
Tại cuộc gặp, ba nguyên thủ cũng quyết định thành lập một cơ chế tư vấn ở cấp thứ trưởng ngoại giao để phối hợp hành động và thúc đẩy sáng kiến hợp tác ba bên, cụ thể sang năm 2015, nguyên thủ Trung Quốc và Mông Cổ được mời đến Moskva tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phátxít. 
Hội nghị thượng đỉnh ba bên cũng được ba nguyên thủ nhất trí sẽ còn tiếp tục tiến hành khi cần thiết./.
Theo TTXVN

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân