Ngắm những dòng sông dài nhất thế giới

Những dòng sông này dài hàng nghìn km. Chúng giống như những dải lụa hay những “ông mai bà mối” giúp gắn kết vẻ đẹp của các quốc gia từ đầu nguồn đến cuối nguồn. Dưới đây là 10 con sông dài nhất thế giới.

Sông Mississippi, Mỹ (3766 km)

Sông Mississippi
Sông Mississippi

Con sông dài nhất Bắc Mỹ chạy qua hàng loạt bang: Montana, Minnesota, Wisconsin, Iowa, Illinois, Missouri, Kentucky, Tennessee, Arkansas, bang Mississippi và Louisiana. Đây là khu vực sở hữu nhiều địa điểm ấn tượng nhất nước Mỹ như những đồn điền, chiến trường lịch sử, thị trấn cổ kính và thành phố mang tính biểu tượng như Baton Rouge .

Sông Amur, chảy qua Trung Quốc và Nga (4444 km) 

Sông Amur (Hắc Long Giang)
Sông Amur (Hắc Long Giang)

Sông Amur (Hắc Long Giang) nằm ở Đông Á, tạo thành ranh giới tự nhiên  giữa tỉnh Hắc Long Giang thuộc Trung Quốc và vùng viễn đông Khabarovsk thuộc Nga.

Sông Amur là biểu tượng rất quan trọng trong mối quan hệ Nga - Trung.

Sông Congo, châu Phi (4700 km)

Sông Congo
Sông Congo

Con sông này bắt nguồn từ vùng núi cao phía đông bắc Zambia, chạy theo một đường cong ngược chiều kim đồng hồ, uốn khúc qua nước Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi, Angola, Tanzania, Cameroon, Zambia, Burundi và Rwanda. Cảnh quan đẹp nhất thuộc sông Congo là Thác Boyoma Falls ở Kisangani, Cộng hòa Dân chủ Congo.

Sông  Paraná, Nam Mỹ ( 4880 km) 

Sông  Paraná
Sông Paraná

Sông Paraná này tạo thành đường biên giới tự nhiên giữa cả Paraguay và Brazil, Paraguay và Argentina. Từ thị trấn nhỏ Encarnacion ở phía Paraguay, bạn có thể nhìn ngắm những ngôi nhà bằng gỗ sáng màu ở Posadas, Argentina, và từ Posadas, bạn có thể nhìn thấy Encarnacion.

Sông Ob-Irtysh, Nga (5414 km) 

Sông Ob-Irtysh
Sông Ob-Irtysh

Ob-Irtysh bắt nguồn từ dãy núi Altai, chảy qua miền tây Siberia và kết thúc ở vịnh Ob. Thành phố đầu tiên mà con sông này chảy qua là Barnaul – địa danh được ví như một viên ngọc ở Siberia. Từ Barnaul bạn có thể khám phá những ngọn núi chỉ với một hoặc hai giờ lái xe. Ob-Irtysh chảy qua cả Novosibirsk, thành phố lớn thứ ba của Nga và cũng là nơi còn lưu giữ những kiến trúc công nghiệp từ thời Liên Xô.

Sông Hoàng Hà, Trung Quốc (5464 km) 

Sông Hoàng Hà
Sông Hoàng Hà

Bắt nguồn từ dãy núi Bayan ở phía bắc tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, sông Hoàng Hà chảy qua 9 tỉnh Trung Quốc. Đây là một trong số những khu vực thịnh vượng nhất của nước này. Sông Hoàng Hà cũng là một địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên và động vật hoang dã cũng như đam mê tìm hiểu về văn hóa.

Sông Yenisei, Mông Cổ và Nga (5539 km) 

Sông Yenisei
Sông Yenisei

Sông Yenisei chảy từ Mông Cổ đến Vịnh Yenisei và cuối cùng chảy vào Bắc Băng Dương. Đầu nguồn sông hầu hết là các phong cảnh phủ tuyết trắng ở Siberia. Nhưng ở Krasnoyarsk, bạn có thể thưởng thức hương vị mùa hè khi nhiệt độ đạt 30 độ C. Tất nhiên là vào mùa hè, còn vào mùa đông, nhiệt độ ở đây vẫn có lúc xuống tới -30 độ C.

Sông Dương Tử, Trung Quốc (6418 km) 

Sông Dương Tử
Sông Dương Tử

Sông Dương Tử dài thứ 3 thế giới và dài nhất châu Á, chảy từ vùng cao nguyên tỉnh Thanh Hải, hướng về phía nam, dọc theo cao nguyên Tây Tạng vào địa phận tỉnh Vân Nam, sau đó rẽ sang hướng đông bắc vào tỉnh Tứ Xuyên, qua các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy và Giang Tô, phía bắc Thượng Hải rồi đổ ra biển Hoa Đông.

Sông Amazon, Nam Mỹ (6516 km) 

Sông Amazon
Sông Amazon

Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính theo thể tích, giữ tới 20% nguồn cung cấp nước ngọt của thế giới. Con sông này chạy qua rừng nhiệt đới Amazon, nơi rất thu hút bởi hệ thực vật nhiệt đới phong phú.

Sông Nile, châu Phi (6695 km) 

Sông Nile
Sông Nile

Chảy qua hơn 10 quốc gia, sông Nile là con sông dài nhất thế giới. Đây là dòng sông có ảnh hưởng nhất ở châu Phi, đồng thời chảy qua những “cái nôi” quan trọng nhất của nền văn minh nhân loại.

Khởi nguồn từ Burundi (Rwanda - Trung Phi) sông này chảy vào hồ Victoria, hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi và thứ nhì thế giới. Từ hồ này, một nhánh chảy vào Sudan đến thủ đô Khartoum, được gọi là Nile trắng. Một nhánh khác chảy qua Ethiopia vòng đến Khartoum, gọi là Nile xanh. Dòng chảy từ hồ Victoria qua Sudan, Ai Cập rồi đổ vào Địa Trung Hải được gọi là Nile chính. 

Theo Infonet

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.