Nhận diện luận điệu đòi bỏ quy định sở hữu toàn dân về đất đai

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Quốc hội Việt Nam đang thảo luận về dự án Luật Đất đai sửa đổi, thế nhưng các thế lực thù địch, phản động đã tăng cường xuyên tạc để chống phá nước ta. Trong đó, chúng đưa ra nhiều luận điệu sai trái, đòi bỏ quy định sở hữu toàn dân về đất đai.

Luận điệu đi ngược lại lợi ích nhân dân

Các thế lực thù địch sử dụng nhiều thủ đoạn để thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình, chống phá Việt Nam. Chúng lợi dụng từ những việc nhỏ nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, đến những vấn đề lớn mà Quốc hội đang luận bàn.

Thời gian qua, lợi dụng một số hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý và sử dụng đất đai, các thế lực thù địch ra sức truyền bá các luận điệu sai trái, đòi bỏ quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Các đối tượng phản động lợi dụng một số “điểm nóng” trong quản lý, sử dụng đất đai do lịch sử để lại, đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo, tâm linh để câu móc với các phần tử bất mãn chế độ, các phần tử cơ hội ở trong nước cũng như lưu vong ở nước ngoài, tung các thông tin xuyên tạc trên các kênh truyền thông xã hội.

Các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc về chính sách đất đai ở Việt Nam.jpg
Các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc về chính sách đất đai ở Việt Nam.

Trên các trang tin như Đài Á châu tự do, VOA tiếng Việt, các trang mạng xã hội của tổ chức khủng bố Việt Tân,… đăng tải nhiều bài viết với các luận điệu xuyên tạc bản chất vấn đề, thổi phồng một số hiện tượng cá biệt; từ đó, đánh đồng một số hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước về đất đai.

Thực tế, luận điệu đòi bỏ quy định sở hữu toàn dân về đất đai chỉ là một chiêu trò trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, hòng phá hoại sự phát triển của đất nước ta. Chúng muốn lợi dụng vấn đề đất đai để tạo ra những “điểm nóng” phức tạp, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ các tôn giáo, gây rối loạn, bất ổn ở nhiều nơi. Đồng thời gây hoang mang trong một bộ phận người dân đang chịu tác động không mong muốn trong quá trình huy động nguồn lực đất đai cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, chúng thực hiện âm mưu gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Các thế lực phản động đang cố thực hiện âm mưu xóa bỏ quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai, hòng xóa bỏ cơ sở vững chắc của việc thực hiện chế độ dân chủ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Khi đất đai được tư nhân hóa sẽ dẫn tới tình trạng đầu cơ, các thế lực có thể thâu tóm, tích tụ đất đai ở một số ít thành viên trong xã hội. Do đó, làm gia tăng sự phân hóa, rối loạn xã hội, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Từ đó, gây hoang mang, chia rẽ trong nội bộ nhân dân, gieo rắc nghi ngờ và làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.

bna_ Mai Hoa Tổ chức thu hồi, bàn giao đất nông lâm trường về cho các địa hương qản lý.jpeg
Tổ chức thu hồi, bàn giao đất nông, lâm trường về cho các địa phương quản lý. Ảnh tư liệu: Mai Hoa

Sở hữu toàn dân về đất đai là tất yếu khách quan

Hầu hết các nước trên thế giới (dù thể chế chính trị nào) thì đều xem đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, có liên quan đến mọi thành viên trong xã hội. Dù cách thức điều hành và hình thức xác định quyền sở hữu đất đai mỗi nước có khác nhau nhưng về bản chất, Nhà nước luôn quản lý đất đai. Các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nga,… đều khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất; quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi…

Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý - đó là tất yếu khách quan và là phương thức đúng đắn, hiệu quả nhất đối với sự phát triển của đất nước.

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh… đều thuộc sở hữu toàn dân”. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

bna_ MH237.jpg
Sản xuất rau hữu cơ, an toàn trên đất bãi tại xã Hưng Lĩnh. Ảnh tư liệu: M.H

Tại Đại hội XIII, Đảng ta đề ra chủ trương tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế về quản lý, sử dụng đất đai cho phù hợp với tình hình phát triển mới. Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII cũng ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 “về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao”; trong đó nêu rõ quan điểm: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Theo quy định của pháp luật hiện hành: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của luật này” (Điều 4, Luật Đất đai năm 2013). Theo đó, người dân hoặc người sử dụng đất có nhiều quyền, lợi ích từ sử dụng đất như: Được Nhà nước bảo hộ về tài sản đối với quyền sử dụng đất, được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất; được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất... Các quyền này được thực hiện trong giới hạn đã được quy định như: Sử dụng đất theo đúng mục đích đã được Nhà nước quy định; không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Nhà nước có quyền thu hồi quyền sử dụng đất đã giao có bồi thường…

bna_Khu đấu giá đất tại xã Hưng Phúc, Hưng Nguyên đang được hoàn thiện để duea ra đấu giá.JPG
Khu đấu giá đất tại xã Hưng Phúc, Hưng Nguyên. Ảnh tư liệu: Nguyễn Hải

Như vậy, việc xác định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là khách quan, phù hợp với tính chất định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam, giảm các nguy cơ làm kiệt quệ tài nguyên đất, kiềm chế sự bất bình đẳng trong xã hội; tạo cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là trong thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Việc một số ít cán bộ, công chức mắc sai phạm trong quản lý đất đai, là do bản thân người đó thoái hoá, biến chất, không thực hiện đúng nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

tin mới

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

(Baonghean.vn) - Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bế mạc Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII sáng 22/4.

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.