Những hình ảnh ấn tượng nhất năm theo bình chọn của TIME

Tạp chí TIME (Mỹ) vừa chọn ra những bức ảnh khắc họa năm 2016 mà theo họ là bị bao phủ bởi cuộc khủng hoảng người tị nạn, xung đột ở Syria, Brexit và Donald Trump.

Ngày 8/11, tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ trong sự ngỡ ngàng và choáng váng của cả thế giới. Bức ảnh trên chụp vào sáng 9/11, khi các nhân viên Nhà Trắng tập trung lại ở Vườn Hồng để nghe Tổng thống Barack Obama nói về kết quả cuộc bầu cử đêm trước đó. Ảnh: AP.
Ngày 8/11, tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ trong sự ngỡ ngàng và choáng váng của cả thế giới. Bức ảnh trên chụp vào sáng 9/11, khi các nhân viên Nhà Trắng tập trung lại ở Vườn Hồng để nghe Tổng thống Barack Obama nói về kết quả cuộc bầu cử đêm trước đó. Ảnh: AP
Các con của cựu thủ tướng Anh David Cameron đứng trước căn nhà số 10 Phố Downing, phủ thủ tướng Anh, trong lúc ông Cameron tuyên bố từ chức. Cựu thủ tướng Anh đã đặt cược cả sự nghiệp chính trị của mình vào việc thuyết phục người Anh không rời EU (Brexit), và ông từ chức khi 52% người dân đã bỏ phiếu chọn Brexit. Ảnh: AFP.
Các con của cựu thủ tướng Anh David Cameron đứng trước căn nhà số 10 Phố Downing, phủ thủ tướng Anh, trong lúc ông Cameron tuyên bố từ chức. Cựu thủ tướng Anh đã đặt cược cả sự nghiệp chính trị của mình vào việc thuyết phục người Anh không rời EU (Brexit), và ông từ chức khi 52% người dân đã bỏ phiếu chọn Brexit. Ảnh: AFP
Học sinh Cuba đau buồn trước sự ra đi của lãnh tụ Fidel Castro. Người lãnh đạo thành công cách mạng Cuba qua đời hôm 25/11 ở tuổi 90. Ảnh: New York Times.
Học sinh Cuba đau buồn trước sự ra đi của lãnh tụ Fidel Castro. Người lãnh đạo thành công cách mạng Cuba qua đời hôm 25/11 ở tuổi 90. Ảnh: New York Times.
Ngày 20/3, ông Obama trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân đến Cuba trong 88 năm, khép lại nửa thế kỷ thù địch của hai đất nước chỉ cách nhau một eo biển. Đây là lần đầu tiên người dân Cuba được nhìn thấy cảnh tượng Không Lực Một (Air Force One) của tổng thống Mỹ bay trời bầu trời Havana. Vào năm 1928, cựu tổng thống Mỹ Calvin Coolidge đến Cuba trên một tàu chiến. Ảnh: Reuters.
Ngày 20/3, ông Obama trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân đến Cuba trong 88 năm, khép lại nửa thế kỷ thù địch của hai đất nước chỉ cách nhau một eo biển. Đây là lần đầu tiên người dân Cuba được nhìn thấy cảnh tượng Không Lực Một (Air Force One) của tổng thống Mỹ bay trời bầu trời Havana. Vào năm 1928, cựu tổng thống Mỹ Calvin Coolidge đến Cuba trên một tàu chiến. Ảnh: Reuters.
Ngày 30/6, ông Rodrigo Duterte nhậm chức tổng thống Philippines với lời hứa sẽ quét sạch ma túy ở nước này. Tính đến tháng 10, hơn 3.500 người đã chết trong cuộc chiến chống ma túy do Tổng thống Duterte khởi xướng, trong đó rất nhiều người bị bắn chết không qua xét xử. Những chỉ trích của các nước phương Tây và tổ chức theo dõi nhân quyền đã gây nên căng thẳng giữa ông Duterte và nhiều lãnh đạo thế giới. Ảnh: Reuters.
Ngày 30/6, ông Rodrigo Duterte nhậm chức tổng thống Philippines với lời hứa sẽ quét sạch ma túy ở nước này. Tính đến tháng 10, hơn 3.500 người đã chết trong cuộc chiến chống ma túy do Tổng thống Duterte khởi xướng, trong đó rất nhiều người bị bắn chết không qua xét xử. Những chỉ trích của các nước phương Tây và tổ chức theo dõi nhân quyền đã gây nên căng thẳng giữa ông Duterte và nhiều lãnh đạo thế giới. Ảnh: Reuters.
Năm 2016 bắt đầu và kết thúc khi cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa có lối thoát. Trong lúc Mỹ và Nga vẫn không tìm được tiếng nói chung nhằm giải quyết cuộc xung đột này, Syria vẫn là chiến địa của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, các nhóm nổi dậy và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Trong ảnh, một cậu bé Syria đang khóc bên thi thể người thân mình tại thành phố Aleppo. Chỉ riêng tuần cuối tháng 11 và đầu tháng 12, 500 người được cho là đã thiệt mạng ở thành phố này. Ảnh: AFP.
Năm 2016 bắt đầu và kết thúc khi cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa có lối thoát. Trong lúc Mỹ và Nga vẫn không tìm được tiếng nói chung nhằm giải quyết cuộc xung đột này, Syria vẫn là chiến địa của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, các nhóm nổi dậy và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Trong ảnh, một cậu bé Syria đang khóc bên thi thể người thân mình tại thành phố Aleppo. Chỉ riêng tuần cuối tháng 11 và đầu tháng 12, 500 người được cho là đã thiệt mạng ở thành phố này. Ảnh: AFP.
Hàng chục nghìn người Nam Sudan xếp hàng chờ thức ăn được phân phát từ Ủy ban Quốc tế hội Chữ Thập Đỏ. Cuộc xung đột từ năm 2015 đã khiến người dân nhiều vùng tại Nam Sudan không thể trồng trọt, tình trạng thiếu lương thực lan rộng. Ảnh: Getty.
Hàng chục nghìn người Nam Sudan xếp hàng chờ thức ăn được phân phát từ Ủy ban Quốc tế hội Chữ Thập Đỏ. Cuộc xung đột từ năm 2015 đã khiến người dân nhiều vùng tại Nam Sudan không thể trồng trọt, tình trạng thiếu lương thực lan rộng. Ảnh: Getty.
Những điểm nóng xung đột, nghèo đói trên thế giới đã kéo theo làn sóng di dân về các nước phát triển và làm dấy lên làn sóng chống người di cư, người tị nạn tại đây. Các chính trị gia dân túy như Donald Trump của Mỹ hoặc Marine Le Pen của Pháp chính là những người hưởng lợi từ sự bất bình này. Trong ảnh, những người di cư từ Lybia chờ được giải cứu giữa Địa Trung Hải. Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng khi cố vượt vùng biển này đến châu Âu trên những chiếc tàu gỗ của bọn buôn người. Ảnh: AP.
Những điểm nóng xung đột, nghèo đói trên thế giới đã kéo theo làn sóng di dân về các nước phát triển và làm dấy lên làn sóng chống người di cư, người tị nạn tại đây. Các chính trị gia dân túy như Donald Trump của Mỹ hoặc Marine Le Pen của Pháp chính là những người hưởng lợi từ sự bất bình này. Trong ảnh, những người di cư từ Lybia chờ được giải cứu giữa Địa Trung Hải. Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng khi cố vượt vùng biển này đến châu Âu trên những chiếc tàu gỗ của bọn buôn người. Ảnh: AP.
Các nhà khoa học của NASA cùng Đại học California ở Irvine (Mỹ) gần đây cho biết tảng băng ở Tây Nam cực đang tan chảy với tốc độ nhanh nhất mà họ từng theo dõi được và quá trình tan chảy này không thể đảo ngược. Ngày 16/10, tại thủ đô Kigali của Rwanda, gần 200 quốc gia gồm Mỹ và Trung Quốc, đã thông qua thỏa thuận cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ảnh: Getty.
Các nhà khoa học của NASA cùng Đại học California ở Irvine (Mỹ) gần đây cho biết tảng băng ở Tây Nam cực đang tan chảy với tốc độ nhanh nhất mà họ từng theo dõi được và quá trình tan chảy này không thể đảo ngược. Ngày 16/10, tại thủ đô Kigali của Rwanda, gần 200 quốc gia gồm Mỹ và Trung Quốc, đã thông qua thỏa thuận cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ảnh: Getty.
"Siêu trăng" chiếu sáng sau những người đu quay trong một công viên giải trí ở London, Anh hôm 13/11. Ảnh: Reuters.
"Siêu trăng" chiếu sáng sau những người đu quay trong một công viên giải trí ở London, Anh hôm 13/11. Ảnh: Reuters.


Theo Zing

tin mới

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".