Những nhà khoa học mang tri thức hạt nhân, tên lửa về Triều Tiên

Những người Triều Tiên cử đi du học có thể đã tiếp thu được kiến thức giúp phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa.

Nghiên cứu sinh Triều Tiên tại Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc. Ảnh: WSJ.
Nghiên cứu sinh Triều Tiên tại Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc. Ảnh: WSJ.

Khi Triều Tiên thử nghiệm bom nhiệt hạch vào cuối tuần trước, nhiều người đặt câu hỏi vì sao chương trình hạt nhân của họ có những phát triển nhanh chóng như vậy, mặc dù quốc tế đã cố gắng ngăn họ chạm tay đến các công nghệ vũ khí hiện đại.

Theo WSJ, câu trả lời có thể nằm ở những nhà khoa học Triều Tiên được cử đi học tập ở nước ngoài, đặc biệt là ở Trung Quốc, rồi mang về nước những kiến thức chuyên sâu về hạt nhân và tên lửa.

Khi bắt đầu theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân, Triều Tiên phụ thuộc vào công nghệ và các chuyên gia từ Liên Xô, sau đó là Iran và Pakistan. Giờ đây họ đã có thể dựa vào các nhà khoa học của chính nước mình, khiến tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng càng khó kiềm chế.

"Chúng ta nên chú ý đến các nhà nghiên cứu Triều Tiên ở nước ngoài, đặc biệt là ở Trung Quốc", Katsuhisa Furukawa, một thành viên trong ủy ban chuyên gia Liên Hợp Quốc (LHQ) giám sát lệnh trừng phạt Triều Tiên giai đoạn 2011-2016, cho biết.

Sau khi Triều Tiên thử tên lửa lần hai vào năm 2009, LHQ đã đưa ra một gói trừng phạt, kêu gọi các quốc gia "ngăn việc giảng dạy hoặc đào tạo chuyên môn" có thể giúp Triều Tiên phát triển tên lửa và hạt nhân. Năm 2016, phản ứng trước vụ thử hạt nhân lần thứ tư của Triều Tiên, LHQ ban lệnh cấm dạy một số môn cụ thể như khoa học vật liệu cho công dân nước này.

Một trong những nhà khoa học Triều Tiên từng học ở Trung Quốc là Kim Kyong Sol, sinh năm 1975. Ông vẫn học ở Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân danh tiếng của Trung Quốc hơn một năm sau khi LHQ đưa ra lệnh trừng phạt. Khi đó Kim đang là nghiên cứu sinh ngành cơ điện tử - pha trộn giữa kỹ thuật cơ khí, điện tử và lập trình. Hồi tháng ba, ông công bố một luận văn ở Trung Quốc, viết cùng với một kỹ sư cao cấp trong chương trình vũ trụ thuộc quân đội Trung Quốc.

Sau khi xem xét bài luận của Kim, Furukawa kết luận rằng nó rơi vào hạng mục bị cấm theo lệnh trừng phạt của LHQ.

Kiến thức công nghệ mà Kim học có thể được sử dụng để ổn định tàu vũ trụ và hấp thụ rung chấn trong các hệ thống phóng tên lửa cũng như giảm rung lắc trong ôtô, tòa nhà và trực thăng.

Kim đã về nước hồi tháng 6. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đã thực hiện nghiêm chỉnh tất cả nghị quyết của Liên Hợp Quốc về Triều Tiên. Họ không trả lời câu hỏi về trường hợp của Kim.

Các quan chức Mỹ lo ngại Bình Nhưỡng đã tranh thủ việc Liên Hợp Quốc thiếu các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt về giáo dục trước năm 2016 để cử các nhà khoa học đi học ở nước ngoài và mang về những kiến thức có thể ứng dụng trong cả dân sự và quân sự.

Một số quan chức lo sợ rằng dù giờ quốc tế thực thi các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt thì Bình Nhưỡng có thể đã có đủ kiến thức để thực hiện mục tiêu hạt nhân. WSJ hồi tháng 8 đưa tin tình báo Mỹ có bằng chứng cho thấy Triều Tiên tự sản xuất động cơ tên lửa, tuy nhiên, một báo cáo của trung tâm nghiên cứu nói rằng động cơ là từ Ukraine hoặc Nga.

Trong một báo cáo hồi tháng hai, các chuyên gia LHQ nói rằng họ phát hiện một số người Triều Tiên học vật lý ở Italy và 4 người nghiên cứu khoa học vật liệu, kỹ thuật và truyền thông điện tử ở Romania hồi năm ngoái, sau khi lệnh cấm của LHQ được ban hành.

Năm 2016, các chuyên gia LHQ nói rằng hai người Triều Tiên đã được đào tạo tại một trung tâm công nghệ vũ trụ Ấn Độ trước khi bị cấm. Từ năm 1996, 32 người đã được huấn luyện tại đây, trong đó có một người làm lãnh đạo tại trung tâm kiểm soát vệ tinh của Bình Nhưỡng. Trung tâm công nghệ vũ trụ Ấn Độ nói rằng họ hiện không còn chấp nhận người Triều Tiên.

Trung Quốc trong những năm gần đây là đích đến của nhiều nhà khoa học Triều Tiên. 1.086 nghiên cứu sinh sau đại học Triều Tiên đã học ở Trung Quốc năm 2015, theo Bộ Giáo dục Trung Quốc. Bộ này không nói rõ họ đã học ở trường nào và ngành gì.

Các bài luận của nghiên cứu sinh Triều Tiên tại Trung Quốc năm 2011–2016 chủ yếu là về vật lý, kỹ thuật, toán học, luyện kim và khoa học vật liệu, theo nghiên cứu của Đại học Hallym Hàn Quốc. Sau khi lệnh trừng phạt được ban hành, nghiên cứu sinh Triều Tiên mở rộng sang các lĩnh vực dân sự như y học và khai thác mỏ, nhưng cũng có một số trong các lĩnh vực bị cấm, bao gồm bọt kim loại chống lại bức xạ.

Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân trong một sự kiện về công nghệ vũ trụ hồi tháng 4. Ảnh: Zuma Press.
Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân trong một sự kiện về công nghệ vũ trụ hồi tháng 4. Ảnh: Zuma Press.

Việc cử các nhà khoa học đi học ở nước ngoài và cho họ hưởng nhiều ưu ái ở trong nước là trọng tâm trong chính sách Byungjin (phát triển song song) của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tức là phát triển đồng thời vũ khí hạt nhân và kinh tế - chính sách ông áp dụng kể từ khi lên nắm quyền.

Nhà khoa học Triều Tiên Kim Kyong Sol đến Trung Quốc theo thỏa thuận hợp tác mà một vài trường đại học Trung Quốc đã ký với các trường đại học Triều Tiên từ năm 2010, trong đó có hai trường mà các chuyên gia LHQ nói rằng đã cung cấp nhân lực và công nghệ cho chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng là Đại học Kim Nhật Thành và Đại học Công nghệ Kim Kaek.

Kim và những người Triều Tiên khác sống lặng lẽ khi học ở Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân. Họ ở trong những ký túc xá hai phòng ngủ và hiếm khi giao lưu với sinh viên khác. Họ đều nhận được học bổng của chính phủ Trung Quốc, bao gồm miễn phí nơi ở, học phí và được trợ cấp hàng tháng khoảng 3.000 NDT (450 USD).

David Albright, cựu nhân viên giám sát vũ khí của Liên Hợp Quốc, nói rằng việc các quốc gia muốn phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt tìm kiếm kiến ​​thức ở nước ngoài là chuyện bình thường. Họ thường điều các nhà khoa học đi học và tham dự các hội nghị. Các trường kỹ thuật và chương trình đào tạo của Trung Quốc cung cấp "cơ hội để giao lưu với những người có thông tin nhạy cảm, chẳng hạn những người Trung Quốc từng tham gia vào các chương trình quân sự".

Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (HIT) mà Kim theo học là một trong những trường kỹ thuật hàng đầu của Trung Quốc. Họ đã tiến hành các nghiên cứu mật về phòng thủ và không gian. Chen Zhaobo, giáo sư hướng dẫn Kim tại HIT nói rằng trong quãng thời gian học ở đây, Kim không được tiếp cận công nghệ phòng thủ mật của Trung Quốc nhưng những nghiên cứu của ông này sẽ có công dụng cả về dân sự và quân sự, bao gồm lĩnh vực không gian.

Norman Wereley, giáo sư kỹ thuật không gian vũ trụ của Đại học Maryland cho rằng nghiên cứu của Kim khá căn bản nhưng có thể giúp ông làm những công việc phức tạp hơn ở quê nhà. "Ông ấy có thể nghĩ rằng 'nếu tôi muốn kiểm soát rung chấn trong hệ thống tên lửa, tôi đã biết rõ cách làm việc đó", Wereley nói. "Tôi không nghĩ ông ấy đi học chỉ vì lý do học thuật đơn thuần".

Theo VNE

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân