Putin đề xuất giải pháp chấm dứt xung đột miền Đông Ukraine; Tấn công đẫm máu làm ở Afghanistan

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Tổng thống Putin đề xuất giải pháp chấm dứt xung đột miền Đông Ukraine; Iran dọa giữ phương tiện của Anh sau vụ bắt tàu dầu; Tấn công đẫm máu làm hơn 40 người thương vong ở Afghanistan; Thổ Nhĩ Kỳ có thể bố trí tên lửa S-400 ở nước ngoài... là những tin tức nổi bật của thế giới 24h qua.

Tổng thống Putin đề xuất giải pháp chấm dứt xung đột miền Đông Ukraine

tong thong putin de xuat giai phap cham dut xung dot mien dong ukraine hinh 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nên tổ chức đối thoại trực tiếp với các lực lượng vũ trang ở khu vực Donbas, miền Đông Ukraine và chấm dứt việc gọi họ là "phe ly khai". Ông Putin đưa ra bình luận trên trong cuộc phỏng vấn với tờ Corriere Della Sera của Italia khi trả lời câu hỏi về giải pháp nhằm chấm dứt xung đột ở Donbas cũng như khả năng đối thoại mang tính xây dựng với Ukraine sau khi ông Zelensky đắc cử Tổng thống.

"Điều đó là có thể xảy ra nếu ông Zelensky thực hiện những cam kết tranh cử của mình, trong đó có việc tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân ở Donbas cũng như dừng gọi họ là những kẻ ly khai", Tổng thống Putin nhận định với tờ Corriere Della Sera, đồng thời cho biết cuộc xung đột có thể được giải quyết nếu "Chính phủ Ukraine tôn trọng Thỏa thuận Minsk thay vì phớt lờ nó". Theo ông Putin, "người dân Ukraine không muốn bất kỳ tuyên bố nào từ ông Zelensky và đội ngũ của ông ấy nữa. Điều họ muốn là những hành động thực sự và sự thay đổi nhanh chóng để tình hình tốt đẹp hơn".

Tấn công đẫm máu làm hơn 40 người thương vong ở Afghanistan

Tan cong bang sung coi o Afghanistan, hon 40 nguoi thuong vong hinh anh 1
Nhân viên an ninh Afghanistan tại hiện trường một vụ tấn công của Taliban. Ảnh: AP

Ít nhất 4 dân thường thiệt mạng và 36 người khác bị thương trong vụ tấn công bằng súng cối xảy ra ngày 5/7 ở Afghanistan. Vụ tấn công này nhằm vào các khu dân cư và một khu chợ ở thị trấn Khawja Sabzposh, thuộc tỉnh Faryab, miền Bắc Afghanistan. Các vụ tấn công xảy ra trong bối cảnh Chính phủ và phiến quân Taliban dự kiến sẽ quay lại bàn đàm phán vào ngày 7/7 tới nhằm đạt được một giải pháp chính trị.

Theo cảnh sát địa phương, vụ tấn công xảy ra sau khi phiến quân Taliban đấu súng với các lực lượng an ninh được triển khai ở khu vực này. Cuộc giao tranh giữa hai bên vẫn đang tiếp diễn và lực lượng an ninh đã cố gắng truy quét các tay súng phiến quân nhằm khôi phục và ổn định trật tự. Phiến quân Taliban hoạt động ở quận Khawja Sabzposh và những khu vực liền kề vẫn chưa đưa ra bình luận về vụ tấn công này.

Iran dọa giữ phương tiện của Anh sau vụ bắt tàu dầu

Một tàu tuần tra Anh (phía sau) giám sát tàu dầu MT Grace 1 của Iran trên vùng biển của Gibraltar hôm 4/7. Ảnh: Reuters.

Một tàu tuần tra Anh (phía sau) giám sát tàu dầu MT Grace 1 của Iran trên vùng biển của Gibraltar hôm 4/7. Ảnh: Reuters

"Nếu Anh không thả tàu dầu của Iran, chính quyền Tehran có nghĩa vụ bắt 1 tàu dầu của Anh", Thiếu tướng Mohsen Rezai, chỉ huy cấp cao của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, ngày 5/7 viết trên Twitter, đề cập tới vụ cảnh sát biển Gibraltar, vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh, bắt tàu dầu MT Grace 1 của Iran vào sáng 4/7 dưới sự hỗ trợ của thủy quân lục chiến Anh. 

Chính quyền Gibraltar cáo buộc tàu Grace 1 vận chuyển dầu thô tới nhà máy lọc dầu Banyas ở Syria, vốn đang chịu lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, Iran coi đây là hành động bất hợp pháp và khẳng định tàu của họ đang chở dầu thô tới cảng Basra của Iraq, đồng thời triệu Đại sứ Anh để phản đối. 

Nhật Bản cân nhắc đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia tin cậy

Nhat Ban can nhac dua Han Quoc ra khoi danh sach cac quoc gia tin cay hinh anh 1
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Osaka. Ảnh: Getty Images

Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia xây dựng được sự tin cậy và đảm bảo an ninh, còn gọi là White Countries. Thông tin trên được đăng tải trên tờ Nikkei của Nhật Bản số ra ngày 5/7, 1 ngày sau khi Tokyo thực thi quyết định siết chặt xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 mặt hàng công nghệ cao.

Hiện danh sách White Countries có 27 quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp... Nhật Bản đã đưa Hàn Quốc vào danh sách White Countries từ năm 2004. Đối với những quốc gia nằm trong danh sách, Nhật Bản cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ngoài danh mục quy định không cần phải kiểm tra, cấp phép riêng đối với từng hợp đồng, mà chỉ cần một giấy phép chung. Nếu quyết định được đưa ra, Hàn Quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên bị Nhật Bản loại khỏi danh sách.

Malaysia yêu cầu cựu Thủ tướng Najib nộp gần nửa tỷ USD tiền thuế

Malaysia yeu cau cuu Thu tuong Najib nop gan nua ty USD tien thue hinh anh 1
Cựu Thủ tướng Najib Razak. Ảnh: thestar

Tờ The Star số ngày 5/7 cho biết, thông qua Ủy ban Thuế nội địa (IRB), ngày 25/6 vừa qua, Chính phủ Malaysia đã đệ đơn kiện cựu Thủ tướng Najib Razak với tư cách là bị đơn duy nhất tại Tòa thượng thẩm Kuala Lumpur. IRB đã gửi thông báo thuế đến nhà riêng của vị cựu thủ tướng này từ tháng 3, nhưng không nhận được hồi đáp.

Theo thông báo thuế, ông Najib phải thanh toán tổng cộng 1,47 tỷ ringgit tiền thuế thu nhập cho các năm từ 2011 đến năm 2017, trong đó số tiền phải đóng thuế năm 2013 là cao nhất (hơn 891 triệu ringgit). Tuy nhiên, do không thanh toán số tiền này trong vòng 30 ngày, cựu Thủ tướng Najib bị phạt thêm 10% tổng số tiền căn cứ theo Luật Thuế thu nhập 1967. Trong vòng 60 ngày sau thông báo thuế, ông Najib vẫn không trả tiền theo yêu cầu, dẫn đến việc ông chịu khoản phạt bổ sung 5%, nâng tổng số tiền ông phải nộp là gần 1,7 tỷ ringgit. 

Thổ Nhĩ Kỳ có thể bố trí tên lửa S-400 ở nước ngoài

Xe phóng đạn của tổ hợp S-400 trong biên chế Nga. Ảnh: TASS.

Xe phóng đạn của tổ hợp S-400 trong biên chế Nga. Ảnh: TASS.

Ankara để ngỏ khả năng triển khai các hệ thống S-400 bên ngoài lãnh thổ, nhằm tránh gia tăng căng thẳng với đồng minh Washington. "Hợp đồng tên lửa S-400 đã được thống nhất và chúng tôi đang nhanh chóng thực hiện bước cuối cùng. Những hệ thống này sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trong vài ngày tới và sẽ được tích cực sử dụng", Ibrahim Kalin, phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, nói trong một cuộc họp báo.

Kalin cho biết, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đang nghiên cứu phương án bố trí hệ thống S-400 sau khi được Moskva bàn giao. Thổ Nhĩ Kỳ từng để ngỏ khả năng triển khai chúng tại Qatar hoặc Azerbaijan nhằm tránh gia tăng căng thẳng với Mỹ, sau khi Washington cảnh báo các biện pháp cấm vận sẽ được kích hoạt khi hệ thống S-400 đầu tiên xuất hiện trên đất Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện chưa rõ Thổ Nhĩ Kỳ và các nước trong khu vực như Qatar hay Azerbaijan đã đạt được thỏa thuận cho phép Ankara triển khai tên lửa S-400 trên lãnh thổ hay chưa.

tin mới

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".