Lãnh đạo Đài Loan thăm trái phép đảo Ba Bình

Ông Mã Anh Cửu sáng nay lên máy bay để tới thăm trái phép đảo Ba Bình, thuộc chủ quyền của Việt Nam, lần đầu tiên trong nhiệm kỳ 8 năm làm lãnh đạo Đài Loan. 

Theo Focus Taiwan, ông Mã rời Đài Bắc sáng sớm nay để tới huyện Bình Đông, phía nam đảo Đài Loan. Tại đây, ông lên máy bay C-130 tới thăm trái phép đảo Ba Bình trong hành trình dài 1.600 km. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cũng đã xác nhận về chuyến đi với Reuters. 

Máy bay C-130 chở ông Mã ra đảo Ba Bình trái phép. Ảnh: FocusTaiwan
Máy bay C-130 chở ông Mã ra đảo Ba Bình trái phép. Ảnh: FocusTaiwan

Ông Mã đi cùng khoảng 20 quan chức, học giả, chuyên gia. Không có phóng viên tham gia đoàn. Ông sẽ tổ chức họp báo vào lúc 19h tại Đài Bắc, sau khi trở về vào buổi chiều từ hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 

Đây là chuyến đi đầu tiên của một lãnh đạo Đài Loan tới Ba Bình kể từ tháng 2/2008, khi người tiền nhiệm của ông Mã là ông Trần Thủy Biển lên đảo.

Trước chuyến đi của ông Mã, Reuters dẫn lời ông Trần Duy Hải, chủ nhiệm văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, hôm qua kiên quyết phản đối hành động. "Nếu ông ấy đi, điều đó sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực", ông nói. 

Mỹ, đồng minh lớn nhất của Đài Loan, hôm qua cũng cho rằng chuyến thăm của ông Mã "hoàn toàn vô ích", và không đóng góp cho việc giải quyết hòa bình tranh chấp. 

Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đài Loan chiếm giữ phi pháp đảo này và thường xuyên điều lực lượng tuần duyên đến đây. Đài Loan vừa nâng cấp trái phép cảng biển trị giá 100 triệu USD và xây ngọn hải đăng mới trên đảo Ba Bình. 

Việt Nam đã nhiều lần phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền từ phía Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa, yêu cầu ngừng các hoạt động xây dựng trái phép, không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Theo VNE

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.