Vì sao Tổng thống Ukraine mời 'người ngoài' làm cố vấn?

(Baonghean) - Quyết định của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko về việc bổ nhiệm cựu Tổng thư ký NATO làm cố vấn riêng khiến nhiều người tỏ ra hoài nghi. Vậy lý do đằng sau quyết định này là gì? Liệu có gây sóng gió mới cho Ukraine?

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (trái) bổ nhiệm Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen làm cố vấn. Ảnh: AFP
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (trái) bổ nhiệm Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen làm cố vấn. Ảnh: AFP

Đẩy nhanh “Tây tiến”

Cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen vừa được bổ nhiệm làm cố vấn cho Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Hiện chưa rõ ông Rasmussen sẽ đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể nào. Trong một thông điệp đăng tải lên mạng xã hội Twitter, ông Rasmussen tuyên bố sẽ làm hết sức mình để “thúc đẩy an ninh, cải cách kinh tế và thắt chặt quan hệ giữa Kiev với Liên minh châu Âu (EU)”.
Ông Rasmussen, 63 tuổi, làm Tổng thư ký NATO từ năm 2009 - 2014, từng giữ chức Thủ tướng Đan Mạch từ năm 2001 - 2009. Năm 2014, ông được nhà lãnh đạo Ukraine trao Huân chương Tự do, giải thưởng cao nhất của Kiev dành cho người nước ngoài. 
Theo mô tả của ông Rasmussen thì tình hình an ninh ở miền Đông Ukraine rất đáng báo động. Thời điểm này, Ukraine muốn gia nhập EU - liên minh gồm 28 thành viên nhưng điều kiện trước mắt là Kiev phải “thực hiện một số cải cách cần thiết” bao gồm “tăng cường đấu tranh chống tham nhũng”.
Thông qua những phát biểu này, có thể thấy, việc Tổng thống Ukraine Poroshenko mời cựu lãnh đạo NATO vào bộ máy cố vấn là một bước đi nhằm đẩy nhanh tốc độ “Tây tiến” mà nước này đang cố gắng triển khai thời gian qua. 
Sau ký kết Hiệp định liên kết với EU hồi tháng 6/2014, Ukraine đã tuyên bố mong muốn trở thành thành viên đầy đủ của liên minh này. Chính quyền Ukraine cũng mong đợi được hưởng chế độ miễn thị thực với EU vào năm 2016. Thế nhưng, cánh cửa đến với EU của Ukraine ngày càng bị thu hẹp. Cho đến nay, nội bộ EU vẫn chưa thể thống nhất chuyện kết nạp thêm Ukraine.
Điều này thể hiện rất rõ qua việc Hà Lan hồi tháng 4 vừa qua tổ chức cuộc trưng cầu dân ý liên quan đến quá trình liên kết của Ukraine với EU, trong đó đa phần nói “Không”. 
Trong khi đó, triển vọng Ukraine gia nhập NATO cũng không có gì lạc quan hơn. Mặc dù những tiêu chí để vào NATO còn dễ dàng hơn vào EU, nhưng cho đến nay các thành viên NATO cũng không mấy mặn mà với Ukraine khi quốc gia này còn vướng vào một cuộc nội chiến và nội lực cũng không có gì xứng tầm để làm thành viên của họ. Tổng thống Poroshenko ước tính Ukraine sẽ mất khoảng 5 năm để nâng cấp quân đội nước này lên mức mà các nước xin gia nhập NATO cần có.
Chính vì vậy, việc mời một cựu lãnh đạo của khối NATO làm cố vấn chứng tỏ chính quyền Tổng thống Poroshenko đang nỗ lực hết sức để thắt chặt mối quan hệ giữa Ukraine và liên minh Đại Tây Dương, chí ít cũng là tìm cách gây thiện cảm với phương Tây. Ngoài ra, có lẽ bằng việc thu hút những người nước ngoài có tiếng tăm làm cố vấn, Tổng thống Poroshenko hy vọng sẽ gia tăng hiệu quả của hoạt động đối ngoại.
Thông điệp đến Nga
Trong bối cảnh quan hệ giữa Ukraine và Nga vẫn “căng như dây đàn” sau vụ Nga sáp nhập Crimea, những động thái của Kiev trong việc gần hơn với phương Tây không khỏi khiến Nga “nóng mặt”. Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Poroshenko không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để gửi tới Nga thông điệp rằng, Ukraine sẽ không từ bỏ giấc mơ “Tây tiến” và có thể đề nghị bổ nhiệm bất cứ người phương Tây nào trong chính quyền của mình. 
Còn nhớ, hồi năm ngoái, Kiev bổ nhiệm Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain vào vị trí tương tự cố vấn cho chính phủ nhưng ông McCain từ chối vì Hiến pháp Mỹ không cho phép. Trước ông Rasmussen, Tổng thống Poroshenko cũng cấp quốc tịch cho cựu Tổng thống Georgia Mikheil Saakashvili, bổ nhiệm ông này làm thống đốc khu vực Odessa vào tháng 5/2015. 
Cựu Tổng thống Georgia Mikheil Saakashvili được bổ nhiệm làm thống đốc khu vực Odessa, Ukraine năm 2015. Ảnh: EPA.
Cựu Tổng thống Georgia Mikheil Saakashvili được bổ nhiệm làm thống đốc khu vực Odessa, Ukraine năm 2015. Ảnh: EPA.
Ông Saakashvili là một trong những người chỉ trích Nga nặng nề nhất sau khi Moskva sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014. Rõ ràng, Ukraine đang muốn chứng tỏ tất cả những nhân vật được cho là “đối thủ” của Nga thì hoàn toàn có thể là “đối tác” thân thiết của Ukraine. 
Trong một phản ứng, Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang Nga về các vấn đề quốc tế, ông Konstantin Kosachev cho rằng việc bổ nhiệm cựu Tổng thư ký NATO làm cố vấn ngoài biên chế cho Tổng thống Ukraine Poroshenko chỉ là động tác phô diễn khoa trương vô nghĩa.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Nga, ông Sergey Zhigarev, cho rằng việc bổ nhiệm Rasmussen làm cố vấn thể hiện sự mất lòng tin của Tổng thống Ukraine đối với chính người dân của mình: “Nó cho thấy ông Poroshenko không tin tưởng các công dân của mình, những người đã tin tưởng giao phó đất nước cho ông lãnh đạo”.
Dù mục đích của Tổng thống Petro Poroshenko là gì thì việc mời “người ngoài” vào vị trí cố vấn riêng được nhận định sẽ bị phản tác dụng và dẫn đến sự leo thang của cuộc nội chiến vốn âm ỉ lâu nay tại quốc gia này. Bởi lẽ, các quốc gia NATO từng là đối thủ của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, người bị lật đổ vào năm 2014, trong khi các nước đó lại ủng hộ mạnh mẽ cho ông Poroshenko. Vì vậy, quyết định của Tổng thống Poroshenko mang cựu Tổng thư ký NATO Rasmussen tới Kiev có khả năng sẽ thắp lại thù hằn cũ và làm chậm quá trình hòa giải Minsk.
Thanh Huyền

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.