Phó đại sứ Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc xuất hiện

Lần đầu tiên sau nhiều tháng im lặng, cựu phó đại sứ Triều Tiên tại Anh Thae Yong Ho - hiện đang lưu vong tại Hàn Quốc, đã lên tiếng về cuộc trốn chạy của mình.

Ông Thae Yong Ho khi còn làm việc tại Đại sứ quán Triều Tiên ở Anh - Ảnh: AFP
Ông Thae Yong Ho khi còn làm việc tại Đại sứ quán Triều Tiên ở Anh - Ảnh: AFP

Ông Thae Yong Ho là nhà ngoại giao cấp cao nhất của CHDCND Triều Tiên đã trốn sang nước ngoài. Sự việc khiến chính quyền Bình Nhưỡng khi đó nổi giận và tuyên bố người đàn ông này trốn chạy vì muốn thoát những tội danh ghê tởm ở quê nhà.

Ngày 18-12, không xuất hiện trực tiếp trước cánh nhà báo, ông Thae nói chuyện với một số thành viên của Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc đằng sau một cánh cửa đóng kín, theo Reuters.

Nhà cựu ngoại giao Triều Tiên phủ nhận chuyện ông trốn sang Hàn Quốc vì sợ bị buộc tội và nói rằng đã biết trước chính quyền Bình Nhưỡng sẽ nói như vậy.

Thae khẳng định ông trốn từ Anh sang Hàn Quốc cùng vợ và hai con trai, không có chuyện ông bỏ rơi một đứa con gái của mình ở Triều Tiên như một số tờ báo đã đưa. Cựu phó đại sứ Triều Tiên cho biết sau ngày 23-12 cơ quan tình báo Hàn Quốc sẽ thôi không bảo vệ ông nữa.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời nghị sĩ Lee Cheol Woo - người đã nói chuyện trực tiếp với ông Thae cho biết, bất chấp những hiểm nguy, Thae sẽ sớm xuất hiện công khai và quyết theo đuổi sự nghiệp thống nhất hai miền Triều Tiên.

Hồi tháng 10, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se từng khẳng định số lượng các thành phần ưu tú của Triều Tiên trốn sang nước này đã tăng đáng kể trong năm 2016. 

Theo nghị sĩ Lee, trong cuộc trao đổi, ông Thae có nhắc đến chuyện này và nhấn mạnh chỉ cần chính quyền Seoul đảm bảo việc làm ổn định cho những người Triều Tiên trốn chạy, "sẽ còn nhiều người từ miền Bắc trốn nữa".

Hiện phía Triều Tiên vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào.

Cựu phó đại sứ Triều Tiên Thae Yong Ho xuất thân từ gia đình danh giá, có công với đất nước. Cha của ông Thae là tướng bốn sao Thae Pyong Ryol, người đã cùng chiến đấu với lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật.

Vợ ông Thae, bà Oh Hae Son, là con gái của một trong những lãnh đạo cấp cao của phong trào du kích chống Nhật - ông Oh Baek Ryong.

Theo AFP, trong thời gian làm việc tại London, phần lớn nhiệm vụ của phó đại sứ Thae là phản bác lại các chỉ trích về vấn đề nhân quyền tại Triều Tiên và những thông tin tiêu cực khác về nước này trên truyền thông.

Theo Tuổi trẻ

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân