7 bài phát biểu làm nên lịch sử tại Đại Hội đồng Liên Hợp quốc

(Baonghean.vn) - Hôm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có bài phát biểu quan trọng đầu tiên tại Liên Hợp quốc. Trước đó, một số lãnh đạo thế giới đã để lại dấu ấn đậm nét thông qua những bài diễn văn đi vào lịch sử.

1. Cựu lãnh đạo Cuba, Fidel Castro

Lãnh tụ Fidel phát biểu tại trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York, 28/9/1960. Ảnh: Getty.
Lãnh tụ Fidel phát biểu tại trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York, 28/9/1960. Ảnh: Getty.

Tại phiên họp thường niên của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc ngày 26/9/1960, cựu lãnh đạo Cuba, Fidel Castro đã đưa ra một khẩu hiệu: “Nếu thực hiện triết lý cưỡng đoạt thì sẽ mãi mãi chìm đắm trong triết lý chiến tranh”. Ông đã phát biểu liên tục trong 4 tiếng và 29 phút, đây là bài diễn văn dài nhất trong lịch sử phiên họp.

Trong bài phát biểu của mình, ông Castro giải thích ý nghĩa thực sự của cuộc Cách mạng Cuba, sự cần thiết phải cải cách chính phủ và cảnh báo Mỹ trước sự tấn công vào nước này. Ông cũng đề cập đến những khía cạnh đã phá hủy mối quan hệ Mỹ-Cuba.

2. Cựu lãnh đạo Xô Viết, Nikita Khrushchev

Cựu  lãnh đạo Xô Viết, Nikita Khrushchev. Ảnh: Internet
Bí thư thứ nhất BCH Trung ương ĐCS Liên Xô, Nikita Khrushchev  Nikita Khrushchev. Ảnh: Internet

Ngày 12/10/1960, lãnh đạo Xô Viết, Nikita Khrushchev đã có bài diễn văn đầu tiên tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, tại đây, ông đã thể hiện sự ủng hộ đối với các quốc gia châu Phi khi tách khỏi các nước đô hộ, đồng thời kêu gọi giải trừ quân bị hoàn toàn để loại bỏ khái niệm chiến tranh.

Sau đó, báo cáo của truyền thông cho biết, trong khi đọc bài diễn văn của mình, Khrushchev đã ném một chiếc giày về phía ghế ngồi của phòng họp. Những người chứng kiến cho biết, hành động này của ông bộc phát sau khi một đại biểu Philippines so sánh Liên Xô giống như một trại tập trung.

3. Cựu lãnh đạo Palestine Yasser Arafat

Ông Yasser Arafat tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc với câu nói nổi tiếng
Ông Yasser Arafat tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc với câu nói nổi tiếng "Xin đừng để cành ô liu rời khỏi tay tôi". Ảnh: NPR

Ngày 13/11/1974, lãnh đạo Palestine Yasser Arafat lần đầu tiên được mời tham dự hội nghị Đại Hội đồng Liên Hợp quốc theo yêu cầu của phong trào Không liên kết.

Trong bài phát biểu của mình, ông gọi chủ nghĩa Do Thái là một hình thức phân biệt chủng tộc và một năm sau đó, Liên Hợp quốc ban hành nghị quyết “Loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc”. Nghị quyết này sau đó đã bị Mỹ và Israel đề nghị hủy bỏ sau sự kiện sụp đổ bức tường phương Đông năm 1991.

4. Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan

Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Ảnh: Internet
Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Ảnh: Internet

Trong phiên họp thứ 42 của Đại hội đồng ngày 21/9/1987, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan gọi “mối đe dọa người ngoài hành tinh” là một yếu tố quan trọng có thể giúp giải tỏa các xung đột giữa các quốc gia.

Ông đã đưa ra ý tưởng này lần đầu tiên trong cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tại Geneva năm 1985. Sau đó, ông Reagan cho biết đó là câu chuyện khoa học viễn tưởng ưa thích của mình và sau đó, cố vấn an ninh quốc gia Colin Powell đã phải cố xóa phần phát biểu đó của ông Reagan.

5. Cựu Tổng thống Venezuela Hugo Chavez

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez. Ảnh: Internet

Ngày 20/9/2006, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez bắt đầu bài phát biểu của mình tại Đại Hội đồng bằng cách nói rằng “Một con quỷ đã tới đây ngày hôm qua”, ám chỉ Tổng thống Mỹ George W.Bush, trước đó đã có bài diễn văn về chính sách ngoại giao của Washington.

Ông Chavez cũng cáo buộc Mỹ “bóc lột, cướp bóc và khống chế tất cả mọi người trên toàn thế giới”. Tại Venezuela, bài phát biểu của ông được phát sóng trực tiếp và lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Các quan chức Mỹ thì cho rằng những lời nói như vậy không xứng với cương vị của người đứng đầu một nước.

6. Cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi 

Cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi
Năm 2009, ông Gaddafi đã phát biểu gần 2 tiếng thay vì 15 phút như đã đăng ký. Ảnh: Internet

Ngày 23/9/2009, lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi cảnh báo về một “chế độ phong kiến chính trị” và yêu cầu quyền phủ quyết thường trực của Hội đồng Bảo an cần phải được trao cho tất cả các thành viên. Ông cũng cho biết Libya không bắt buộc phải tuân theo các nghị quyết trong Hiến chương Liên Hiệp quốc.

Các diễn giả tại Liên Hợp quốc thường giới hạn bài phát biểu của mình trong 15 phút nhưng bài diễn văn của Gaddafi ké dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Kết quả là, phiên dịch viên tiếng Ả Rập đã kiệt sức và phải nhờ đến sự chi viện của một đồng nghiệp.

7. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Krishna Menon

 

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Krishna Menon (giữa) và bài phát biểu dài 8 giờ về quan điểm của Ấn Độ với vấn đề Kashmir trước HĐBA LHQ vào năm 1957, cũng đi vào kỷ lục. Theo nhiều người có mặt tại cuộc họp, ông Menon quá mệt mỏi với bài phát biểu của chính mình đến nỗi tụt huyết áp.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.