Vì sao ông Dương Khiết Trì được bầu vào Bộ Chính trị Trung Quốc?

(Baonghean.vn) - Các chuyên gia ngoại giao cho rằng việc Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì được bầu vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tham vọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình đối với Trung Quốc như một quyền lực toàn cầu đang trỗi dậy.

Ồng Dương Khiết Trì đã trở thành quan chức đối ngoại quyền lực nhất của Trung Quốc trong một thập kỷ qua. Ảnh: AP
Ồng Dương Khiết Trì đã trở thành quan chức đối ngoại quyền lực nhất của Trung Quốc trong một thập kỷ qua. Ảnh: AP

Theo các chuyên gia, bước đi này không chỉ công nhận năng lực của ông Dương và đóng góp cá nhân của ông trong chính sách đối ngoại quyết liệt của ông Tập Cận Bình, mà còn tạo ra một lực đẩy cho ảnh hưởng ngoại giao của Bắc Kinh, trong bối cảnh nước này tìm cách mở rộng lợi ích và ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và xa hơn. 

Chuyên gia Bonnie Glaser của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington (Mỹ) nhận định: "Bước đi này có thể chỉ ra một sự công nhận rằng đối ngoại đóng vai trò ngày càng quan trọng để thúc đẩy các lợi ích của Trung Quốc, và không còn bị coi là một vị trí thấp nữa".

Trong khi đó, Giám đốc điều hành của hãng tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, ông Evan Medeiros đã gọi việc đưa ông Dương vào Bộ Chính trị là "sự phát triển lịch sử cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc". Ông nhận định: "Nó cho thấy ông Tập đề cao các vấn đề đối ngoại và mong muốn của ông trong việc đưa Trung Quốc đóng vai trò dẫn đầu ở châu Á và toàn cầu".

Các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc khóa XIX. Ảnh: AP
Các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc khóa XIX. Ảnh: AP

Các nhà quan sát khác cho rằng việc thăng tiến của ông Dương là dấu hiệu cho thấy giới lãnh đạo hàng đầu ở Bắc Kinh muốn đảm bảo sự tiếp tục trong chính sách đối ngoại, vốn đã chứng kiến sự thay đổi bước ngoặt trong thập kỷ qua, hướng tới sự quyết liệt gia tăng, trong bối cảnh quốc tế hoài nghi và quan ngại về ý định đứng đằng sau sự trỗi dậy của Trung Quốc. 

Ngoài ra, chuyên gia về Trung Quốc Dibyesh Anand của Đại học Westminter tại thủ đô London cho rằng ông Dương đã có kinh nghiệm thực tế với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ, và nếu ông duy trì cách tiếp cận này, đây sẽ là dấu hiệu báo trước cho quan hệ êm thấm giữa Trung Quốc và các cường quốc khác.

Trước đó, sáng 25/10, tại phiên họp đầu tiên, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX đã bầu Bộ Chính trị gồm 25 ủy viên, do Tổng Bí thư Tập Cận Bình đứng đầu./.

Lan Hạ

(Theo SCMP)

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân