Tập trung chuyển đổi ruộng đất

(Baonghean) - Sau gần 8 tháng triển khai dồn điền, đổi thửa, với sự vào cuộc của hệ thống chính trị cùng các cách làm sáng tạo, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Đô Lương đã hoàn thành giao đất trên thực địa. Đây là tiền đề để huyện Đô Lương hoàn thành công tác chuyển đổi ruộng đất vào cuối năm 2015.

 Ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất xã Xuân Sơn (Đô Lương) chia đất trên thực địa.
Ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất xã Xuân Sơn (Đô Lương) chia đất trên thực địa.
Ông Nguyễn Đại Dũng - xóm 5, xã Mỹ Sơn hiện có 250m2 đất ở nằm liền kề với đất lúa của xóm 5. Nhiều năm nay, ông đã đầu tư hàng chục triệu đồng xây dựng ao cá, chuồng nuôi lợn và trồng tre, tràm kiên cố bao quanh bờ trên đất ruộng. Thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng đất, ông và nhiều hộ trong xóm đồng ý cho xã tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép để trả lại mặt bằng. Có được sự đồng thuận trên, xã Mỹ Sơn đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả. Thực hiện chuyển đổi ruộng đất theo Chỉ thị 08 của BTV Tỉnh ủy, xã Mỹ Sơn gặp nhiều khó khăn: Toàn bộ trên 370 ha đất canh tác được chia theo Nghị định 64 đều chưa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, hồ sơ lưu trữ đất sơ sài, 9/10 xóm có tình trạng lấn chiếm và xây dựng trái phép nhiều công trình trên đất 2 lúa rất khó quản lý, bình quân đất 5 - 7 thửa/hộ.
Ông Nguyễn Trung Thành - Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Sơn, cho biết: Mục tiêu của xã trong chuyển đổi lần này là thu hết toàn bộ diện tích đất lâu nay nằm ngoài sổ sách xã không quản lý, quy hoạch lại hệ thống giao thông nội đồng, đắp các tuyến ven làng ngăn cách đất ở chia theo Nghị định 64 để tạo tiền đề cho xử lý vướng mắc trong đất ở. Trên cơ sở đề án được phê duyệt, xã thành lập 4 ban phụ trách các lĩnh vực rà soát, quy hoạch, tuyên truyền và giải quyết đơn thư công dân. Chú trọng công tác tuyên truyền vận động người dân tự giác tháo dỡ, giải tỏa đất; trong đó cán bộ, người nhà đảng viên đi trước làm gương. Xã hỗ trợ lực lượng, máy móc, phương tiện để người dân thực hiện tháo dỡ. Qua 7 tháng triển khai quyết liệt, đến nay xã đã thu hồi 23 ha đất bị lấn chiếm sai mục đích, xây mới 300 m kênh mương, lắp đặt 2.500 cống nội đồng, thực hiện giao đất cho 128 hộ ở xóm 10 với diện tích 35 ha, giảm bình quân từ 13 thửa/hộ xuống còn 1,67 thửa/hộ. Từ nay đến cuối năm 2014, xã tập trung hoàn thành việc giao đất thực địa cho 8 xóm còn lại.
Sau chuyển đổi ruộng đất lần 1 (Chỉ thị 02), xã Thuận Sơn có 416 ha đất nông nghiệp, bình quân 5,5 thửa/hộ, đất đai dân cư lại bố trí xen kẽ đồng ruộng nên tư tưởng người dân chỉ muốn nhận chỗ gần. Cách làm của xã Thuận Sơn là “bung” toàn bộ các diện tích đất ruộng, đất màu để bình lại năng suất, triển khai làm giao thông thủy lợi trước, huy động bà con đóng góp 120 ngàn đồng/hộ để làm giao thông. Qua tìm hiểu kế hoạch giao đất trên bản đồ thuận tiện, nên người dân đồng tình nhận đất chỉ sau 1 tháng vận động. Ông Nguyễn Văn Hợi - Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Sơn, cho biết: “Sau chuyển đổi, bình quân đất canh tác giảm xuống còn 1,35 thửa/hộ, xã đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa bao gồm 30 ha lúa chất lượng cao, 35 ha rau màu chuyên canh. Xã đưa vào sử dụng 25 máy cày đa chức năng, 6 máy cày lớn (60 - 80 triệu đồng /máy). Hàng vụ, xã bố trí đưa các giống lúa chất lượng cao vào gieo trồng như Nhị ưu 986, Khải Phong số 1, năng suất lúa đạt 75 tạ/ha (trước đây đạt 65 tạ/ha). Trên đất màu, bố trí các công thức 3 vụ/năm như: Dưa hấu xuân - dưa hấu hè thu - rau màu vụ đông, bí xuân - lạc hè thu - ngô đông, thu nhập bình quân trên đất màu chuyển đổi đạt 80 - 120 triệu đồng/ha/năm. Sau chuyển đổi, thu nhập nông nghiệp đạt bình quân 43 triệu đồng/ha/năm, tăng 12 triệu đồng/ha so với trước”.
Tháng 2/2014, Đô Lương tiếp tục thực hiện chuyển đổi ruộng đất. Khó khăn đặt ra trước chuyển đổi là cấp ủy, chính quyền địa phương, ban chỉ đạo, các ban, ngành cấp xã còn hoạt động lừng chừng, việc tuyên truyền mục đích, yêu cầu về Chỉ thị 08 chưa được cụ thể hóa. Đặc biệt, công tác quản lý đất đai của nhiều địa phương còn buông lỏng. Hệ thống giao thông nội đồng chưa đáp ứng về quy mô. Đặc biệt, bình quân sử dụng đất trên đầu hộ rất cao (10 thửa/hộ, nhiều xã 20 - 28 thửa/hộ). Ông Nguyễn Trọng Hợi - Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đô Lương, cho biết: Để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, huyện tổ chức chỉ đạo theo tinh thần bình chỉnh ruộng đất trên cơ sở kết quả đất chuyển đổi theo Chỉ thị 02, vận động đẩy nhanh công tác giao thông thủy lợi, nội đồng, người dân tự nguyện dồn đổi đất cho nhau để sản xuất tập trung. Tại 3 xã Thuận Sơn, Lưu Sơn, Trung Sơn thực hiện điểm về chuyển đổi ruộng đất trong năm 2013 đã thực hiện việc đưa đất về một mối chung, sau đó triển khai chia, nhận đất trên cơ sở huy động nội lực, quy hoạch giao thông nội đồng trước. Đối với Thị trấn Đô Lương, chủ trương chỉ đạo không thu hồi đất của dân mà vận động người dân tự nguyện chuyển đổi để phù hợp nhu cầu sản xuất. Từ đó quy hoạch thành 3 vùng sản xuất: vùng chuyên lúa, chuyên màu và vùng nuôi trồng thủy sản. 
Ngoài 3 xã hoàn thành chuyển đổi ruộng đất trong năm 2013 đó là Trung Sơn, Thuận Sơn và Lưu Sơn, đến nay huyện Đô Lương có 14 xã ở tiến độ hoàn thành giao đất trên thực địa. Huyện đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành công tác chuyển đổi ruộng đất vào cuối năm 2015.
Bài, ảnh: Lương Mai

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.