Tàu chiến nườm nượp tập trận hải quân RIMPAC

Theo PV (nguoiduatin.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) với số lượng lớn tàu chiến cùng tàu ngầm từ 26 quốc gia bắt đầu vào ngày 27/6.
  
Tàu HMAS Adelaide (L01) của Australia.
Cuộc tập trận hải quân quy mô lớn Vành Đai Thái Bình Dương (Rim of the Pacific - RIMPAC) diễn ra 2 năm 1 lần). Trong ảnh: Tàu HMAS Adelaide (L01) của Australia.
HMCS Ottawa (FFH-341) của Canada.
Tập trận hải quân quy mô lớn Vành Đai Thái Bình Dương 2012 (Rim of the Pacific - RIMPAC - hai năm 1 lần). Đây là cuộc tập trận hải quân có quy mô lớn nhất thế giới, trong đó các quốc gia tham dự sẽ thực hành với các kịch bản tình huống khác nhau. Trong ảnh: Tàu chiến HMCS Ottawa (FFH-341) của Canada.
Tàu JS Ise (DDH-182) và USS William P. Lawrence (DDG-110) của Mỹ và Nhật Bản.
Nội dung cuộc tập trận liên quan cứu nạn cứu hộ thiên tai, hoạt động đổ bộ, chống cướp biển, bắn tên lửa, rà soát bom mìn, đảm bảo an ninh hàng hải, chống ngầm và phòng thủ... Trong ảnh: Tàu JS Ise (DDH-182) và USS William P. Lawrence (DDG-110) của Mỹ và Nhật Bản.
Tàu CNS Almirante Lynch (FF-07) của Chile.
Trong thời gian diễn ra tập trận sẽ có một loạt hoạt động bắn đạn thật. Máy bay của Không quân Mỹ sẽ bắn tên lửa chống hạm tầm xa, trong khi Lực lượng phòng vệ trên bộ của Nhật cũng sẽ phóng tên lửa đối hạm từ mặt đất. Trong ảnh: Tàu CNS Almirante Lynch (FF-07) của Chile.
FS Prairial (F-731) của Pháp.
Trong RIMPAC năm nay, Việt Nam được mời tham dự cùng với 25 quốc gia khác bao gồm Australia, Brazil, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Tonga, Anh và Mỹ. Trong ảnh: Chiến hạm FS Prairial (F-731) của Pháp.
INS Sahyadri (F-49) của Ấn Độ.
Trung Quốc ban đầu được mời tham dự RIMPAC 2018 song sau đó lời mời đã được rút lại vào hồi tháng Năm vì những hành động quân sự hóa trái phép các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Biển Đông, theo giới chức Lầu Năm Góc. Trong ảnh: Tàu INS Sahyadri (F-49) của Ấn Độ.
KRI Martadinata (331) của Indonesia.
Tổng cộng có 26 quốc gia tham dự RIMPAC, với 25.000 quân nhân, các lực lượng bộ binh từ 18 nước, 47 tàu nổi, 5 tàu ngầm và hơn 200 chiến đấu cơ. Trong ảnh: Tàu KRI Martadinata (331) của Indonesia.
Tàu KD Lekiu (FFG-30) của Malaysia.
Tàu KD Lekiu (FFG-30) của Malaysia.
Tàu ARM Usumacinta (A-412) của Hải quân Mexico.
Tàu ARM Usumacinta (A-412) của Hải quân Mexico.
Tàu HMNZS Te Mana (F-111) của New Zealand.
Tàu HMNZS Te Mana (F-111) của New Zealand.
Tàu BRP Andrés Bonifacio (FF-17) của Philippines.
Tàu BRP Andrés Bonifacio (FF-17) của Philippines.
Tàu ROK Dae Jo Yeong (DDH-977) của Hàn Quốc.
Tàu ROK Dae Jo Yeong (DDH-977) của Hàn Quốc.
Chiến hạm USS Carl Vinson (CVN-70) của Mỹ.
Thời gian tập trận từ ngày 27/6 đến 2/8 ở cả quần đảo Hawaii và khu phía Nam California. Trong ảnh: Chiến hạm USS Carl Vinson (CVN-70) của Mỹ.

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.