Các địa phương ở Thị xã Hoàng Mai, huyện Yên Thành gấp rút dọn dẹp sau mưa lũ

Tiến Đông - Văn Trường

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Sau khi nước rút, chính quyền và nhân dân các phường, xã trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Yên Thành đã bắt tay vào dọn dẹp cơ sở vật chất và vệ sinh sau lũ. 

* Cơn lũ kéo dài trong 2 ngày (29-30/9) vừa qua đã khiến cho nhiều địa phương trên địa bàn thị xã Hoàng Mai bị thiệt hại nặng nề, nhất là tại các phường Quỳnh Phương, Mai Hùng, Quỳnh Xuân và các xã Quỳnh Vinh, Quỳnh Trang...

Hiện tại, sau khi hồ Vực Mấu đóng bớt các cửa xả (chỉ duy trì 1 cửa xả), nên nước trên địa bàn đã cơ bản rút hết, chỉ còn một số địa điểm thấp trũng còn bị úng nước.

Người dân chủ động dọn dẹp nhà cửa khi nước rút. Ảnh: Tiến Đông

Người dân chủ động dọn dẹp nhà cửa khi nước rút. Ảnh: Tiến Đông

Theo thống kê bước đầu, trận lũ này đã khiến hơn 40m đê Tràn Trịch và hơn 5m kênh chính Vực Mấu đoạn khối 15, phường Mai Hùng bị sạt lở và bị vỡ; 359m tường bao tại các phường Quỳnh Xuân, Mai Hùng, Quỳnh Phương và xã Quỳnh Vinh bị đổ. Có 1 điểm sạt lở trên Quốc lộ 48D, 1 cầu dân sinh tại xã Quỳnh Vinh bị sập và 119m đường tại phường Quỳnh Phương bị sạt lở; 5 nhà dân bị sạt lở và sập.

Ngoài ra, còn có 19,4 ha lúa mùa bị ngập; hơn 479 ha rau các loại bị hư hỏng; 461,5 ha ao, hồ nuôi trồng thủy sản bị ngập, tràn và hơn 3.000 con gà, vịt bị chết.

Người dân dọn lớp bùn non sau khi nước rút. Ảnh: Thanh Yên

Người dân dọn lớp bùn non sau khi nước rút. Ảnh: Thanh Yên

Ông Nguyễn Bá Bình - Chủ tịch UBND phường Quỳnh Thiện, nơi có 300 hộ dân bị ngập, trong đó, có hơn 100 hộ phải di dời cho biết: Hiện tại, trên địa bàn phường có một số khu vực thấp vẫn còn bị ngập. Ở những khu vực đã rút nước, chính quyền địa phương huy động tất cả các lực lượng trực tiếp hỗ trợ, giúp người dân khắc phục hậu quả. Phường cũng giao lực lượng y tế tổ chức khử khuẩn nguồn nước để cho người dân tạm thời sử dụng, lau dọn nhà cửa sau lũ.

Sau khi nước rút, các cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ trên địa bàn thị xã Hoàng Mai đã tỏa về các điểm trường bị ngập trên địa bàn hỗ trợ dọn dẹp, vệ sinh môi trường để kịp đón học sinh trở lại vào tuần tới.

Do đặc điểm trường học là có diện tích lớn, không gian rộng nên, sau khi nước lũ rút đi đã để lại lượng bùn non rất lớn. Vì thế, trong ngày hôm nay, sau khi nước rút, Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Hoàng Mai phối hợp với cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 41, Lữ đoàn 134, Binh chủng Thông tin - Liên lạc đang công tác trên địa bàn cùng với các trung đội dân quân ở các phường, xã nhanh chóng có mặt hỗ trợ các trường dọn dẹp, vệ sinh.

Nhiều lực lượng đã có mặt giúp các trường dọn dẹp vệ sinh. Ảnh: Tiến Đông

Nhiều lực lượng đã có mặt giúp các trường dọn dẹp vệ sinh. Ảnh: Tiến Đông

Dùng máy bơm xịt, rửa lớp bùn non bám trên sân trường. Ảnh: Tiến Đông

Dùng máy bơm xịt, rửa lớp bùn non bám trên sân trường. Ảnh: Tiến Đông

Trung tá Hồ Xuân Tiến - Chính trị viên phó, kiêm Chủ nhiệm Chính trị, Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Hoàng Mai cho biết: Ngay từ khi nước lũ dâng lên, đơn vị đã huy động lực lượng cùng với các trung đội dân quân bám tại các khu vực ngập sâu để sơ tán người dân và tài sản của người dân đến nơi an toàn. Sau khi nước rút thì tiếp tục hỗ trợ người dân dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau lũ. Hiện nay, quan điểm của đơn vị là nước rút đến đâu thì dọn dẹp đến đó, đặc biệt, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị như trung tâm y tế, các trường học dọn dẹp vệ sinh kịp thời để hoạt động ổn định trở lại.

Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Hoàng Mai cùng cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 41, Lữ đoàn 134, Binh chủng Thông tin - Liên lạc đang công tác trên địa bàn cũng đã kịp thời đến hỗ trợ. Ảnh: Tiến Đông

Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Hoàng Mai cùng cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 41, Lữ đoàn 134, Binh chủng Thông tin - Liên lạc đang công tác trên địa bàn cũng đã kịp thời đến hỗ trợ. Ảnh: Tiến Đông

Trong trận lũ vừa qua, trên địa bàn thị xã Hoàng Mai đã có 8/10 phường, xã bị ngập nặng, trong đó, có 7 trường học tại 3 phường xã là Quỳnh Thiện, Quỳnh Vinh, Quỳnh Dị ngập sâu. Chưa kể một số điểm trường tại phường Mai Hùng cũng bị ngập cục bộ.

Lắp máy bơm để xịt, rửa sân trường. Ảnh: Tiến Đông

Lắp máy bơm để xịt, rửa sân trường. Ảnh: Tiến Đông

Ông Nguyễn Viết Lộc - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hoàng Mai cho biết: Trong trận lũ vừa qua, ở những địa phương không bị ngập thì học sinh vẫn đi học bình thường, còn những địa phương bị ngập nặng, nhất là các khu vực có trường bị ngập thì phòng cũng đã chỉ đạo cho các trường chủ động thông báo cho học sinh nghỉ học. Hiện nay, khi nước rút thì các trường tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần để dọn dẹp vệ sinh, kiểm tra lại trang thiết bị. Dự kiến vào thứ Hai tuần tới thì tất cả học sinh ở các trường đều đi học trở lại.

Việc dọn dẹp, vệ sinh kịp thời sau khi nước rút nhằm đảm bảo cho các trường có thể hoạt động trở lại bình thường vào thứ Hai tuần tới. Ảnh: Tiến Đông

Việc dọn dẹp, vệ sinh kịp thời sau khi nước rút nhằm đảm bảo cho các trường có thể hoạt động trở lại bình thường vào thứ Hai tuần tới. Ảnh: Tiến Đông

Năm học 2022 - 2023 này thị xã Hoàng Mai có 42 trường với hơn 1.380 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Cũng theo ông Lộc, đối với các trường phải nghỉ học trong cơn lũ vừa qua thì phòng sẽ chỉ đạo các nhà trường bố trí cho học sinh học bù trong thời gian thích hợp, nhằm không làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Ông Nguyễn Hữu An - Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai cho biết, sau khi nước rút, thị xã đã chỉ đạo các địa phương tổ chức thuê máy múc, huy động lực lượng nhân dân vớt bèo, khơi thông dòng chảy, thu dọn, chặt tỉa cây gãy đổ. Những địa phương bị sạt lở đường, kè thì trước mắt phải gia cố tạm thời. Tại Trường Tiểu học Quỳnh Phương B có 2 phòng học bị tốc mái thì phải nhanh chóng sửa chữa để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường. Bên cạnh đó là triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, dịch vụ sau mưa lụt để người dân sớm ổn định cuộc sống.

* Thời điểm này một số địa bàn ở huyện Yên Thành nước rút dần, các địa phương huy động lực lượng khẩn trương triển khai dọn dẹp vệ sinh trường học mầm non, trạm y tế.

Ngay từ sáng 1/10, UBND xã Khánh Thành (Yên Thành) đã huy động các lực lượng dọn dẹp vệ sinh trường mầm non sau khi nước rút dần. Ảnh: Văn Trường

Ngay từ sáng 1/10, UBND xã Khánh Thành (Yên Thành) đã huy động các lực lượng dọn dẹp vệ sinh trường mầm non sau khi nước rút dần. Ảnh: Văn Trường

Các giáo viên và phụ huynh tích cực khắc phục các vật dụng hư hỏng khi lũ rút ở Trường Mầm non Khánh Thành. Ảnh: Văn Trường

Các giáo viên và phụ huynh tích cực khắc phục các vật dụng hư hỏng khi lũ rút ở Trường Mầm non Khánh Thành. Ảnh: Văn Trường

Nước rút đến đâu các cô giáo tập trung dọn dẹp đến đó. Ảnh: Văn Trường
Nước rút đến đâu các cô giáo tập trung dọn dẹp đến đó. Ảnh: Văn Trường
Các lực lượng chức năng của UBND xã Khánh Thành hỗ trợ vệ sinh môi trường ở Trường Mầm non xã Khánh Thành. Ảnh: Văn Trường

Các lực lượng chức năng của UBND xã Khánh Thành hỗ trợ vệ sinh môi trường ở Trường Mầm non xã Khánh Thành. Ảnh: Văn Trường

Tại xã Lăng Thành, lực lượng dân quân tự vệ của xã hỗ trợ di chuyển đồ đạc cho trạm y tế. Ảnh: Văn Trường
Tại xã Lăng Thành, lực lượng dân quân tự vệ của xã hỗ trợ di chuyển đồ đạc cho trạm y tế. Ảnh: Văn Trường
Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh tại Trạm Y tế Lăng Thành. Ảnh: Văn Trường
Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh tại Trạm Y tế Lăng Thành. Ảnh: Văn Trường
Sắp xếp đồ đạc sau nước rút tại Trạm Y tế. Ảnh: Văn Trường

Sắp xếp đồ đạc sau nước rút tại Trạm Y tế. Ảnh: Văn Trường

Ông Nguyễn Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết: Tính đến thời điểm này, toàn huyện đang còn hơn 3.200 hộ bị ngập, chủ yếu ở các xã Khánh Thành, Long Thành, Bảo Thành, Vĩnh Thành, Nhân Thành. Một số xã phía Bắc của huyện nước đang rút dần, huyện chỉ đạo các xã huy động lực lượng tiến hành dọn dẹp vệ sinh, phun tiêu độc, khử trùng. Trong ảnh: Bề bộn sau nước rút tại Trạm Y tế xã Lăng Thành. Ảnh: Văn Trường

Ông Nguyễn Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết: Tính đến thời điểm này, toàn huyện đang còn hơn 3.200 hộ bị ngập, chủ yếu ở các xã Khánh Thành, Long Thành, Bảo Thành, Vĩnh Thành, Nhân Thành. Một số xã phía Bắc của huyện nước đang rút dần, huyện chỉ đạo các xã huy động lực lượng tiến hành dọn dẹp vệ sinh, phun tiêu độc, khử trùng. Trong ảnh: Bề bộn sau nước rút tại Trạm Y tế xã Lăng Thành. Ảnh: Văn Trường

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Hạt sở ở Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn đạt chất lượng cao. Ảnh: Văn Trường

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

(Baonghean.vn) -Những năm gần đây, người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn tích cực khôi phục, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị cho cây sở. Hướng đi này mang lại hiệu quả cao, mở lối thoát nghèo cho người dân các xã miền núi đất đai cằn cỗi. 

Giá vàng

Vàng tăng giảm trái chiều; Tỷ giá USD đi lên

(Baonghean.vn) - Vàng trong nước tăng giá mạnh, ngược lại trên thế giới đột ngột giảm sốc; Tỷ giá USD "phăm phăm" đi lên; Thị trường dầu thô thế giới vượt mốc 92 USD/thùng, là những thông tin thị trường được cập nhật trong sáng 13/4. 

Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp 4.0 cho học sinh phổ thông Nghệ An

Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp 4.0 cho học sinh phổ thông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” là một hoạt động trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động triển khai đề án 1665 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, tạo động lực, thúc đẩy tinh thần, khát vọng và chia sẻ cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.