Thụy Điển công nhận Nhà nước Palestine

(Baonghean.vn) - Thụy Điển là quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu công nhận Nhà nước Palestine. Chính quyền Stockholm tin rằng vùng lãnh thổ Palestine thỏa mãn các điều kiện mà luật quốc tế quy định về như thế nào là một nhà nước.
Bà Margot Wallstrom Bộ trưởng Bộ ngoại giao Thụy Điển hôm 8 tháng 10 năm 2014 tại Helinski. Ảnh: AFP
Bà Margot Wallstrom Bộ trưởng Bộ ngoại giao Thụy Điển hôm 8 tháng 10 năm 2014 tại Helinski. Ảnh: AFP
Trong một cuộc họp báo, bà Margot Wallstrom - người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã nói “Chính phủ cho rằng những điều kiện mà luật pháp quốc tế quy định để công nhận Palestin là một nhà nước đều được thỏa mãn như có một lãnh thổ, có một dân cư ổn định và có một chính phủ”. Bà Margot còn cho rằng đáng lẽ quyết định trên phải được đưa ra sớm hơn chứ không phải là chờ tới bây giờ. Được biết, Thụy Điển là nơi có một lượng lớn người Palestine cư trú. Chính quyền Stockholm đã đưa ra quyết định này vào thời điểm những nỗ lực nhằm giải quyết cho cuộc xung đột kéo dài từ nhiều thập kỷ giữa Palestine và Israel đang rơi vào bế tắc. 
Ngay lập tức, Tổng thống Palestine đã hoan nghênh hành động này của chính quyền Stockholm và xem đây là một “hành động dũng cảm và mang tính lịch sử”. Phát ngôn viên của Tổng thống thông báo “Ông Abbas kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới nếu còn đang lưỡng lự việc có nên công nhận Palestine là một nhà nước hay không thì nên làm theo tấm gương của Thụy Điển. Palestine là một quốc gia đã giành được độc lập từ năm 1967 và có thủ đô là Đông Jerusalem”. Ngược lại, trong một tuyên bố, ông Avigdor Lieberman - Ngoại trưởng Israel cho rằng đây là một quyết định sai lầm và đáng tiếc của chính quyền Stockholm đồng thời điều này chỉ càng làm tăng thêm những hành động cực đoan tại vùng đất vốn thường xuyên xảy ra các vụ giao tranh. Ông Avigdor tuyên bố “Chính phủ Thụy Điển phải biết rằng các mối qua hệ ở Trung Đông là rất phức tạp cho nên cần phải có những hành động thật thận trọng trước những sự việc tại khu vực này”. Mỹ đã chào đón tuyên bố trên của Thụy Điển với một thái độ hoài nghi và cho rằng việc công nhận Palestine trở thành một nhà nước là “quá sớm”.
Theo chính quyền Palestine, có khoảng 135 quốc gia trên thế giới đã công nhận Palestine là một nhà nước. Trong số đó bao gồm 7 thành viên của Liên minh châu Âu là Cộng hòa Séc, Hungary, ba Lan, Bulgaria, Romania, Malta và Síp. Còn theo con số của AFP thống kê thì có ít nhất 113 nước công nhận nhà nước Paletine.
Theo đánh giá của giáo sư luật quốc tế Ove Bring, hành động của Thụy Điển là “một hiệu ứng ngoại giao mà cuối cùng có thể tạo thành một quả bóng tuyết”. Giáo sư Ove kết luận đó là thành công tâm lý về mặt chính trị cho Palestine và những người ủng hộ một giải pháp cho hai nhà nước.
Bà Margot tuyên bố Thụy Điển sẽ không tham gia mà chỉ có mặt trong các tiến trình hòa bình. Thụy Điển đã quyết định tăng số lượng viện trợ song phương của mình cho Palestine lên 500 triệu curon (khoảng 53,9 triệu euro). Tổng lãnh sự quán Thụy Điển tại Jerusalem cho biết chương trình hỗ trợ trong 5 năm cho Palestine hiện nay là 1,5 tỷ curon.
Chu Thanh
Theo Liberation 30/10

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.