Toan tính của Trung Quốc khi đưa tên lửa đến Hoàng Sa

Sự hiện diện của những giàn tên lửa HQ-9 sẽ không làm bùng phát một cuộc khủng hoảng, nhưng đủ để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên Biển Đông.

toan-tinh-cua-trung-quoc-khi-dua-ten-lua-den-hoang-sa

Một hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc. Ảnh: Wuxinghongqi

Ngày 17/2, Fox News công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai hai khẩu đội tên lửa phòng không HQ-9 lên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm từ năm 1974.

Mặc dù Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng đây là "một nỗ lực dựng chuyện của một số hãng truyền thông phương Tây", các quan chức Mỹ và Đài Loan đã xác nhận sự hiện diện của 8 bệ phóng tên lửa HQ-9 trên hòn đảo này.

Theo bình luận viên Sam Roggeveen của Interpreter, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai các vũ khí quân sự hiện đại tới đảo Phú Lâm. Hồi tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã điều chiến đấu cơ J-11 tới đường băng trên hòn đảo này.

Ông Roggeveen chỉ ra rằng trong các bức ảnh vệ tinh được công bố, các xe quân sự trong hai khẩu đội tên lửa HQ-9 đậu song song trên bãi biển chứ không phải nằm trong các công sự chuyên dụng. Dù HQ-9 là hệ thống tên lửa di động sử dụng các xe tải hạng nặng để di chuyển, chúng vẫn cần có nhà kho, căn cứ để bảo dưỡng phương tiện, đạn tên lửa và radar. Hình ảnh vệ tinh cho thấy những công sự, nhà kho này chưa xuất hiện trên đảo Phú Lâm.

Từ đó, chuyên gia này nhận định tên lửa HQ-9 có thể chỉ được triển khai tạm thời trên đảo Phú Lâm chứ không phải là phương án bố trí lâu dài. Trong môi trường khắc nghiệt trên Biển Đông, các hệ thống vũ khí hiện đại rất dễ bị ăn mòn, rỉ sét, giống như những gì mà chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc gặp phải hồi năm ngoái khiến chúng nhanh chóng bị rút về đất liền.

toan-tinh-cua-trung-quoc-khi-dua-ten-lua-den-hoang-sa-1

Chiến đấu cơ J-11 được Trung Quốc đưa đến đảo Phú Lâm. Ảnh: 81.cn

Dù các tên lửa HQ-9 này hiện diện trên đảo Phú Lâm là tạm thời hay lâu dài, chúng cũng sẽ khiến cộng đồng quốc tế và các nước trong khu vực quan ngại, bởi hệ thống phòng không hiện đại này có thể bao phủ toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và cửa ngõ phía nam đảo Hải Nam, nơi có các căn cứ tàu ngầm và hải quân lớn của Trung Quốc, theo chuyên gia Euan Graham tại Viện Lowy ở Australia.

Toan tính chặt chẽ

Graham cho rằng việc Bắc Kinh đưa tên lửa HQ-9 tới Phú Lâm là một động thái leo thang được tính toán chặt chẽ đường đi nước bước trong quá trình "quân sự hóa" trên Biển Đông. Nếu chiến lược dài hạn của Trung Quốc là chiếm ưu thế quân sự trên Biển Đông, việc triển khai tên lửa HQ-9 sẽ phục vụ mục tiêu ngắn hạn là răn đe Mỹ thực hiện hoạt động tự do hàng không gần Hoàng Sa.

Chiến dịch tuần tra tự do hàng hải gần đây nhất của Mỹ được thực hiện trong phạm vi 12 hải lý gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Phú Lâm không xa. Hành động này của Mỹ lúc đó đã khiến Trung Quốc bất ngờ, và việc đưa HQ-9 tới Phú Lâm có thể là động thái ngăn chặn những chuyến bay có mục đích tương tự của Mỹ trong tương lai, chuyên gia này nhấn mạnh.

Mặc dù trong thời bình, những tên lửa này không thể khai hỏa vào các máy bay Mỹ hoạt động gần đó, nó có thể mang giá trị răn đe nhất định, buộc các chiến lược gia Mỹ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện hoạt động bay trong khu vực.

Bắc Kinh nhiều khả năng cũng đã tính toán rằng sự hiện diện của các giàn tên lửa HQ-9 này sẽ không làm bùng phát một cuộc khủng hoảng tên lửa nghiêm trọng, nhưng nó cũng đủ để mở rộng ảnh hưởng của nước này trên Biển Đông.

Theo Graham, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố ở Washington hồi tháng 9 năm ngoái rằng Trung Quốc "không có ý định theo đuổi quân sự hóa", nhiều khả năng ông Tập đang nói tới quần đảo Trường Sa. Bởi vậy, Bắc Kinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi bố trí các vũ khí phòng không ở Hoàng Sa.

toan-tinh-cua-trung-quoc-khi-dua-ten-lua-den-hoang-sa-2

Hai khẩu đội tên lửa HQ-9 bố trí trên bờ biển đảo Phú Lâm. Ảnh: Fox News

Đây có thể là một động thái của Bắc Kinh nhằm thăm dò phản ứng của cộng đồng quốc tế trước khi nước này có thể tiến hành các bước quân sự hóa những đảo nhân tạo phi pháp được bồi đắp ở Trường Sa, hay thậm chí là tuyên bố thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không trên Biển Đông.

Các quan chức hải quân Trung Quốc cũng từng rào trước đón sau về động thái này, khi tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ tăng cường khả năng phòng thủ trên các đảo nhân tạo "tùy theo mức độ mối đe dọa".

Về bối cảnh chính trị, động thái này của Trung Quốc diễn ra trong lúc lãnh đạo các nước ASEAN đang tham dự hội nghị cấp cao với Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Sunnylands. Sự xuất hiện của tên lửa HQ-9 trên các phương tiện thông tin đại chúng có thể được coi là "lời răn đe" của Trung Quốc rằng ASEAN không được quá gần Mỹ trong vấn đề Biển Đông, theo Graham.

Tuy nhiên, những toan tính của Trung Quốc có thể làm xói mòn lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với những cam kết của nước này. "Dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc có thể tuyên bố rằng các tên lửa này chỉ thuần mục đích phòng thủ, sự hiện diện của chúng chắc chắn sẽ khiến cam kết không quân sự hóa Biển Đông của họ bị nghi ngờ", Felix Chang, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Philadelphia, Mỹ, nhận định.

Theo VNE

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.