Triều Tiên không mời Trung Quốc dự đại hội đảng

Phái đoàn Trung Quốc được cho là không xuất hiện tại đại hội đảng Triều Tiên, dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa hai nước đang có vấn đề.

Pictures of former North Korean leaders Kim Il Sung and Kim Jong Il decorate April 25 House of Culture, the venue of Workers' Party of Korea (WPK) congress in Pyongyang, North Korea May 6, 2016. REUTERS/Damir Sagolj

Hình ảnh hai cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il và Kim Nhật Thành ở Nhà văn hóa 25/4, nơi diễn ra đại hội đảng Lao động Triều Tiên, thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters.

Các đại diện của Trung Quốc không được mời tham dự đại hội đảng Triều Tiên, theo Global Times, phụ bản của cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc People's Daily, hôm nay đưa tin.

"Triều Tiên muốn duy trì lập trường độc lập của họ", Zheng Jiyong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên, Đại học Phục Đán, Trung Quốc, nói. "Họ không thể quyết định sẽ mời ai bởi nó có liên quan đến lợi ích của nhiều bên".

Hiện có rất ít thông tin về đại hội đảng của Triều Tiên, lần đầu tiên sau 36 năm, và chưa rõ có phái đoàn nước ngoài nào được mời tham dự sự kiện này hay không.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từ chối xác nhận có hay không có quan chức Trung Quốc đang tham dự đại hội đảng Triều Tiên. Tuy nhiên, ông nói Trung Quốc hy vọng Triều Tiên có thể "đạt được sự phát triển quốc gia" và "để ý đến lời kêu gọi từ cộng đồng quốc tế. đồng thời phối hợp với chúng tôi để duy trì hòa bình cùng ổn định ở đông bắc châu Á".

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un muốn sử dụng đại hội để điều chỉnh cân bằng quyền lực giữa quân đội và đảng, Zheng nhận định. "Ông Kim có thể muốn thay thế những đảng viên lớn tuổi bằng tầng lớp trẻ hơn, những người thực hiện tốt hơn mệnh lệnh từ ông".

Trong một bài bình luận, tờ báo cho rằng quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đang phức tạp. Bắc Kinh "hoàn toàn phản đối việc Bình Nhưỡng phát triển hạt nhân", bài bình luận viết, nhưng cũng thêm rằng: "Nhiều thế lực đang nguyền rủa đất nước (Triều Tiên) nhưng Trung Quốc sẽ không bao giờ làm như vậy".

Theo VNE

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.