Giải pháp xử lý nợ xấu

(Baonghean) - Thời gian gần đây, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định mua lại 3 Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Xây dựng (VNCB), Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) và Đại Dương (Ocean Bank) với giá 0 đồng đang được sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà điều hành, các nhà chuyên môn và dư luận. Đây là dấu hiệu cho thấy, việc giải quyết “nợ xấu” ngân hàng đã đến lúc phải tìm bằng được lời giải. Phóng viên có cuộc trao đổi với TS. Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia để biết quan điểm giải quyết cụ thể.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu
PV: Thưa TS. Trương Văn Phước, theo ông, nguồn gốc và nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do đâu?
TS. Trương Văn Phước: Việt Nam là một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, quy mô nhỏ. Nền kinh tế tuy tăng trưởng nhanh, mạnh và đạt được nhiều thành tựu nhưng tăng không ổn định và chủ yếu theo chiều rộng, phụ thuộc vào gia tăng nguồn vốn đầu tư. Trong khi đó, thị trường tài chính trong nước chưa hoàn chỉnh, hiệu quả sử dụng vốn thấp và chậm cải thiện. Tại Việt Nam, thị trường vốn còn non trẻ và chưa phát triển kịp trước nhu cầu tăng trưởng vốn của nền kinh tế, do đó cung ứng vốn cho nền kinh tế nội địa chủ yếu là từ tín dụng của khu vực ngân hàng. 
Nguyên nhân khách quan đến từ bất ổn bên ngoài (khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008) và nội tại bên trong nền kinh tế (chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường). Tăng trưởng nóng và thiếu bền vững do chưa chú trọng đến chất lượng tăng trưởng. Bên cạnh đó chính sách tiền tệ nới lỏng trong một thời gian dài (2000 - 2007) và đột ngột thắt chặt từ 2010, hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) phát triển quá nhanh về số lượng trong khi năng lực quản trị điều hành chưa theo kịp quy mô và tốc độ phát triển.  

 PV: Theo ông, chúng ta cần xử lý nợ xấu như thế nào ạ? Kết quả đã đạt được là gì?

TS. Trương Văn Phước: Trước giai đoạn chúng ta quyết định tái cơ cấu, tỉ lệ nợ xấu theo báo cáo của các TCTD là 3,1% (năm 2011), nhưng trên thực tế, nợ xấu vào khoảng 17%. Nợ xấu cao không chỉ tác động tiêu cực với thị trường tài chính mà còn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Có thể nói nợ xấu tại Việt Nam được xử lý theo phương thức đặc thù, khác với kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc xử lý nợ xấu kịp thời tạo ra môi trường tốt cho ngân hàng và DN bình thường hóa quan hệ tín dụng, DN tiếp cận được vốn vay trong khi ngân hàng duy trì được khả năng sinh lời.  

PV: Theo ông, thực tế xử lý nợ xấu Việt Nam hiện đang còn những vướng mắc gì, và kiến nghị của ông như thế nào ạ?

TS. Trương Văn Phước: Tiến độ xử lý nợ xấu hiện tại phụ thuộc rất nhiều vào việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc pháp lý trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo. Chi phí trích lập đề phòng rủi ro/lợi nhuận trước thuế và trước trích lập dự phòng rủi ro đã tăng từ 39% (năm 2011) lên 60% (tháng 8/2015). Mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý nợ, nhưng hệ thống TCTD vẫn đảm bảo sinh lời. Ngoại trừ 3 TCTD thua lỗ, lợi nhuận sau thuế năm 2014 khoảng 34 nghìn tỷ đồng, tăng 5,3% so với 2013 và tăng 13,8% so với 2012. Điều đáng nói ở đây là hệ thống TCTD vẫn duy trì và đảm bảo nghĩa vụ đóng góp đối với NSNN.

Để tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu, cần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo môi trường cho DN hoạt động hiệu quả, tín dụng tăng hợp lý, tạo lợi nhuận cho hệ thống TCTD, tăng nguồn xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, cần phải lưu động vốn nhanh từ tài sản thế chấp để trả lại thị trường một nguồn vốn đang bị đọng do nợ xấu.  

Ngoài các biện pháp áp dụng các chính sách tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững, còn cần phải tạo tính thanh khoản cao hơn cho việc xử lý các tài sản đảm bảo, đặc biệt là bất động sản. Rõ ràng, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý mua bán nợ, tận dụng vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước mua bán theo giá thị trường cho các tài sản bảo ảm, hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ thứ cấp là việc làm rất khẩn thiết, là đòi hỏi của thực tế xử lý nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.

PV: Trân trọng cảm ơn TS về cuộc trao đổi này.

Sông Hồng

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.