Siết cho vay bất động sản

Ngay từ đầu năm 2016, trong buổi làm việc với ngành ngân hàng TPHCM, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Phước Thanh cho biết, định hướng ngành ngân hàng trong năm 2016 tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhưng đi đôi với chất lượng và kiểm soát nợ xấu; sẽ kiểm soát chặt tín dụng với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản (BĐS)…

Cao ốc mới quận 7
Cao ốc mới quận 7 cung ứng nhà ở cho nhân dân tp Hồ Chí Minh

Giảm mạnh giới hạn, nâng hệ số rủi ro

Và mới đây, NHNN lấy ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư số 36/2014 (TT36) ban hành ngày 20-11-2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, một nội dung đáng lưu ý mà dự thảo đưa ra đó là NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Hợp tác xã giảm từ 60% như quy định hiện hành xuống còn 40%; của tổ chức tín dụng phi ngân hàng từ 200% xuống còn 80%. Cùng với đó, NHNN cũng dự kiến nâng hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS lên 250% thay vì mức 150% như hiện nay. Như vậy, với định hướng giảm mạnh giới hạn trên đã xuất hiện sự lo ngại hoạt động cho vay nói chung của các tổ chức tín dụng trong thời gian tới sẽ bị hạn chế; một số lĩnh vực cho vay trung và dài hạn, trong đó đặc biệt là lĩnh vực BĐS (chủ yếu cho vay dài hạn) sẽ bị ảnh hưởng theo. 

Liên quan đến dự thảo trên, một vị lãnh đạo NHNN chi nhánh TPHCM cho rằng, hiện NHNN vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo. Tuy nhiên, giảm ở tỷ lệ bao nhiêu thì NHNN sẽ suy xét để đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng trong cho vay trung hạn, dài hạn của từng khối theo lộ trình giảm dần nhằm đảm bảo phù hợp với định hướng hạn chế cấp tín dụng trung dài hạn, giảm rủi ro thanh khoản.

Phải chăng NHNN có nội dung sửa đổi trên là do thời gian qua các ngân hàng cho vay BĐS quá đà, thiếu kiểm soát nên đã đến lúc “siết” cho vay trở lại để tránh gây bong bóng thị trường? Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM cho biết, tại TPHCM, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn trên địa bàn TPHCM chỉ chiếm khoảng 50% - 52% trong tổng dư nợ nên không đáng phải lo ngại. Riêng tín dụng BĐS tại TPHCM trong năm 2015 mặc dù có tăng so với các năm trước nhưng thấp hơn bình quân cả nước và thấp hơn bình quân tổng dư nợ của ngành ngân hàng. Những dự án BĐS lớn trên địa bàn TP của Tập đoàn Vincom, Đại Quang Minh... đều vay Ngân hàng BIDV và Techcombank ở Hà Nội. Cụ thể, trong năm 2015, dư nợ cho vay BĐS trên địa bàn TP tăng 13,4%, trong khi năm 2014 mức tăng này ở mức 11,2%. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn mức tăng trưởng bình quân tổng dư nợ trên địa bàn TP là 15,7% và không có dấu hiệu tăng nóng. “Điều này cho thấy công tác thẩm định, quản trị rủi ro đối với việc cho vay BĐS được các ngân hàng rất quan tâm. Theo đó, các ngân hàng chỉ giải ngân các dự án chủ đầu tư có năng lực, có khả năng triển khai dự án để kiểm soát thu hồi vốn cho vay, đảm bảo được rủi ro”, ông Minh nhận định. Nhìn chung, vốn vào BĐS chủ yếu chảy vào phân khúc nhà ở trung bình. Cũng trong xu hướng này, với khoảng 5,5 tỷ USD kiều hối về TPHCM trong năm 2015, kiều hối chảy vào BĐS chiếm 21,7% cũng chủ yếu vào phân khúc xây dựng, sửa chữa, mua nhà tại dự án đang xây dựng dở dang và ở mức giá trung bình. 

Chưa biến động

Thực tế cho thấy, nhiều lãnh đạo ngân hàng trên địa bàn TPHCM hiện đang đẩy mạnh cho vay BĐS khẳng định, ngay cả khi ngân hàng điều chỉnh giảm tỷ lệ theo mức trên vẫn không ảnh hưởng đến việc cho vay BĐS của ngân hàng. Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Vietbank cho hay, hiện nay tỷ lệ cho vay BĐS vẫn nằm trong mức cho phép và ngân hàng này chủ yếu cho vay BĐS ở phân khúc cho vay tiêu dùng, tức là những gia đình trẻ, có công ăn việc làm và nguồn trả nợ ổn định; đồng thời vay mua nhà ở phân khúc trung bình nên ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì vay BĐS ở phân khúc này và không thay đổi chính sách cũng như lãi suất.

Lãnh đạo Ngân hàng HDBank cho biết, cho vay mua nhà là một trong những sản phẩm trọng tâm của ngân hàng này và hiện HDBank đang liên kết cho vay gần 200 dự án BĐS. Tuy nhiên, những dự án được các ngân hàng liên kết để cho vay đều được các ngân hàng “coi giò coi cẳng” chứ không cho vay ồ ạt. Ngân hàng ACB cũng đang dành mức ưu đãi tín dụng lên đến 15.000 tỷ đồng để khách hàng cho vay mua nhà và tiêu dùng linh hoạt. ACB cũng đang liên kết với gần 50 dự án BĐS để cho khách hàng cá nhân vay tại các dự án này. “Hiện cho vay tiêu dùng cá nhân chiếm 49% tổng dư nợ cho vay của ACB, trong đó dư nợ tín dụng BĐS thời gian qua rất tốt nhưng chủ yếu chảy vào các dự án nhà ở từ 1,2 tỷ đồng/căn trở lại; sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho vay phân khúc này vì đây là nhu cầu thật của khách hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng chỉ tập trung cho vay các dự án mà ACB đã chọn lọc để liên kết”, ông Từ Tiến Phát, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB nhấn mạnh.

Theo Saigongiaiiphong

tin mới

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, thành Vinh khoác lên mình tấm áo rực rỡ được dệt từ nhiều sắc hoa tươi tắn như bằng lăng, giáng hương, phượng vàng, phượng vĩ... 

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.