Độc chiêu xuất khẩu của Triều Tiên

Triều Tiên điều hành một mạng lưới doanh nghiệp ở ngoài nước nhằm thu về ngoại tệ. Từ chuỗi nhà hàng đến những dự án xây tượng đài khổng lồ, nguồn thu của Triều Tiên trải dài khắp thế giới từ Âu sang Á.

Nhà hàng

Các nghệ sĩ Triều Tiên phục vụ thực khách tại nhà hàng ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc. Ảnh: AP
Các nghệ sĩ Triều Tiên phục vụ thực khách tại nhà hàng ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc. Ảnh: AP

Quốc gia nổi tiếng khép kín Triều Tiên sở hữu nhiều nhà hàng có mặt tại khoảng 20 quốc gia. Đầu tiên là ở Trung Quốc, sau đó dần mở rộng sang Campuchia và xuyên suốt Đông Nam Á, kể cả ở những nước xa xôi như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Nepal.

Mỗi nhà hàng đem lại cho Triều Tiên khoảng 100.000 - 300.000 USD mỗi năm. Tại đây, các nhân viên nữ sẽ phục vụ những món đặc sản của Triều Tiên cũng như múa hát trong trang phục truyền thống.

Tượng đài ở châu Phi

Đài tưởng niệm lớn Mansudae ở Bình Nhưỡng. Ảnh: REUTERS
Đài tưởng niệm lớn Mansudae ở Bình Nhưỡng. Ảnh: REUTERS

Vốn nổi tiếng với những tượng đài anh hùng thiết kế theo phong cách Xô-viết, xưởng nghệ thuật Mansudae Art Studio của Bình Nhưỡng rất “ăn nên làm ra” ở nước ngoài.

Công xưởng này được thành lập năm 1959 với mục đích sản xuất những tác phẩm nghệ thuật tôn vinh các vị lãnh đạo của Triều Tiên và có gần 4.000 công nhân.

Đài tưởng niệm lớn Mansudae, nơi đặt 2 bức tượng đồng cao 21 mét của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) và con trai Kim Jong-il, chính là một trong những tác phẩm nổi tiếng của xưởng Mansudae. Hai ông này là ông nội và cha của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Mansudae đặc biệt nổi tiếng ở châu Phi. Tượng đài quy mô lớn do Mansudae thi công được đặt ở Namibia, Benin, Zimbabwe, Cộng hòa Congo, Botswana và nhiều nơi khác.

Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến tượng đài “Phục hưng châu Phi” đặt tại Senegal. Bức tượng cao 49 m – vượt cả tượng Nữ thần tự do ở Mỹ - được hoàn thành năm 2010 với kinh phí chính thức khoảng 25 triệu USD. Tuy nhiên, một số chuyên gia đánh giá bức tượng này phải tốn tới 70 triệu USD.

Điểm chung của những bức tượng ra lò từ Mansudae: To, đơn giản và giá mềm.

Bảo tàng

Một trong những bức tranh 3D tại bảo tàng Angkor Panorama. Ảnh: Cambodia Heritage
Một trong những bức tranh 3D tại bảo tàng Angkor Panorama. Ảnh: Cambodia Heritage

Bảo tàng Angkor Panorama ở Campuchia là một trong những dự án lớn nhất ở nước ngoài của xưởng Mansudae. Hơn 60 nghệ nhân Triều Tiên đã mất hàng tháng trời tạo ra bức tranh tường 360 độ miêu tả các sự kiện của đế chế Khơ-me.

Ngoài ra, bảo tàng Chiến tranh ở Syria – nơi tưởng niệm cuộc chiến năm 1973 giữa Syria – Israel - cũng được xây dựng với sự giúp đỡ của các nghệ nhân Triều Tiên.

Đài phun nước châu Âu

“Đài phun nước thần tiên” ở TP Frankfurt – Đức. Ảnh: AP
“Đài phun nước thần tiên” ở TP Frankfurt – Đức. Ảnh: AP

Vào năm 2005, TP Frankfurt – Đức đã thuê công xưởng Mansudae xây lại “Đài phun nước thần tiên”, vốn bị nấu chảy để lấy đồng trong Thế chiến II.

Du lịch

Du khách lên máy bay của hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng. Ảnh: AP
Du khách lên máy bay của hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng. Ảnh: AP

Du khách nước ngoài đem lại một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho Triều Tiên. Trong năm 2014, có hơn 100.000 lượt khách ghé thăm Triều Tiên, phần lớn là người Trung Quốc. Chính phủ nước này hy vọng đạt 1 triệu khách du lịch vào năm 2017.

Âm nhạc/ Biểu diễn nghệ thuật

Nhóm nhạc nữ Moranbong. Ảnh: AP
Nhóm nhạc nữ Moranbong. Ảnh: AP

Hồi tháng 12-2015, nhóm nhạc nữ Triều Tiên Moranbong đã đến Trung Quốc để trình diễn trong chương trình được hãng tin KCNA Triều Tiên gọi là “chuyến thăm hữu nghị”. Tuy nhiên, show diễn đã bị hủy vào phút chót mà tới nay vẫn chưa rõ lý do.

Các thành viên của Moranbong được đích thân ông Kim Jong-un tuyển chọn và thành lập vào năm 2012. Với trang phục gợi cảm như váy ngắn và giày cao gót - tương phản rõ rệt với hình ảnh thường thấy của người dân Triều Tiên, nhóm Moranbong có thể trình diễn nhiều thể loại nhạc như pop, rock cho các lãnh đạo Triều Tiên thưởng thức.

Theo Người Lao Động

tin mới

Cựu chỉ huy NATO kêu gọi 'vô hiệu hóa' khu vực của Nga

Cựu chỉ huy NATO kêu gọi 'vô hiệu hóa' khu vực của Nga

(Baonghean.vn) - Cựu Tư lệnh đồng minh tối cao NATO James Stavridis đã đề xuất rằng các thành viên của khối quân sự do Mỹ đứng đầu nên "vô hiệu hóa” vùng đất cực tây Kaliningrad của Nga nếu Moskva gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh của các nước Baltic.

Bản tin Quốc tế: Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động

Bản tin Quốc tế: Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay gồm một số nội dung: Tổng thống Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động; Nga nêu lý do tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật; Litva tuyên bố sẵn sàng gửi quân đến Ukraine; Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch quân sự ở Rafah...

'Món quà' Nga muốn dành cho phương Tây trong Ngày Chiến thắng

'Món quà' Nga muốn dành cho phương Tây trong Ngày Chiến thắng

(Baonghean.vn) - Trước ngày lễ lớn này, giới quan sát phương Tây và cả tướng lĩnh Ukraine đều đưa ra nhận định, quân Nga sẽ kiểm soát hoàn toàn Chasov Yar – một “pháo đài” khác nằm ở phía Tây thành phố Bakhmut. Cùng với đó, một điểm nhấn khác là mệnh lệnh tập trận vũ khí hạt nhân. 

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.