Cuộc tranh luận lần 3 và ý nghĩa đối với ngày bầu cử Tổng thống Mỹ

(Baonghean.vn) - Hai ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump đã trải qua 3 cuộc tranh luận trực tiếp. Sau cuộc tranh luận lần 3, có vẻ như ưu thế đã nghiêng về một ứng viên.

Biểu cảm của Clinton và Trump sau cuộc tranh luận lần 3. Ảnh: Internet.
Biểu cảm của Clinton và Trump sau cuộc tranh luận lần 3. Ảnh: Internet.

Diễn biến cuộc tranh luận lần ba

Clinton và Trump tiếp tục tỏ rõ sự thù địch khi cả hai không bắt tay nhau cả trước và sau khi kết thúc buổi tranh luận. Mặc dù cả hai ứng viên, đặc biệt là Trump đã tỏ ra kiềm chế trong phần đầu, nhưng đến cuối buổi tranh luận đã xuất hiện những phát ngôn cao trào và rất đáng nhớ với người nghe.

Các chủ đề chính trong cuộc tranh luận bao gồm Iraq, Syria và IS; Nga và Ukraine; Phá thai; Người nhập cư và Những tài liệu do Wikileaks tiết lộ.

Sau 2 cuộc tranh luận đầu tiên, Trump đã tỏ ra yếu thế hơn với những bê bối về thuế cá nhân và gần đây nhất là những tuyên bố xúc phạm phụ nữ cách đây 10 năm. Do vậy, ông bước vào cuộc tranh luận lần thứ 3 với vị thế “cửa dưới”. Trong khi bà Clinton chỉ cần giữ vững phong độ hai cuộc tranh luận trước và không mắc sai lầm gì quá lớn thì đã có thể xem là thành công.

Trump cố gắng kiềm chế và thể hiện tốt ở phần đầu cuộc tranh luận khi nói về vấn đề nhập cư, nạo phá thai và chính sách đối ngoại. Quan điểm phản đối phá thai, hạn chế nhập cư của ông sẽ thuyết phục được nhiều người Mỹ bảo thủ.

Tuy nhiên ở phần sau, khi Clinton tỏ ra khôn ngoan và liên tục nhẹ nhàng công kích Trump, ông đã không giữ được bình tĩnh. Trump tỏ ra thất thế trước kinh nghiệm và sự điềm tĩnh của Clinton.

Clinton liên tục đưa ra các đề xuất chi tiết về các chính sách, đồng thời đánh vào điểm yếu của Trump khi có dịp. Bà ám chỉ sự thiếu kinh nghiệm chính trị của Trump khi kể lại: “Ngày mà tôi ngồi trong Phòng Tình huống giám sát cuộc đột kích tiêu diệt Bin Laden thì ông ấy còn đang dẫn chương trình” Nhân viên tập sự”.” Tiếp theo là những đòn tấn công vào những vết đen trong sự nghiệp của Trump, những rắc rối tài chính và đặc biệt là vấn đề tôn trọng phụ nữ ở thời gian gần đây.

Đáp lại sự khéo léo của Clinton, Trump tỏ ra thất thế khi chỉ biết đưa ra những phát ngôn “gây sốc” đang dần nhàm chán của ông. Trump gọi Clinton là “con rối” và cả ngắt lời Clinton rồi gọi bà là “người đàn bà xấu xa”.

Câu trả lời thảm họa của Trump

Không những không lật ngược thế cờ, Trump còn tiếp tục “tự bắn vào chân mình” với câu trả lời thảm họa. Khi bị người điều phối hỏi về việc ông có chấp nhận kết quả bầu cử hay không nếu thua cuộc, Trump đã có một câu trả lời không dứt khoát, hay nói cách khác là từ chối trả lời.

Ban đầu, Trump vòng vo: “Tới thời điểm đó, tôi sẽ xem xét. Những gì tôi nhìn thấy thật tồi tệ, truyền thông cũng tồi tệ... Chúng đầu độc tâm trí của cử tri nhưng không may cho họ, cử tri đã nhìn thấu tất cả.” Khi người điều phối yêu cầu Trump đi vào trọng tâm câu hỏi, ông đã nói: "Đến lúc thì tôi sẽ nói... Tôi sẽ để mọi người chờ trong hồi hộp".

Điều này chứng tỏ Trump sẽ coi kết quả cuộc bầu cử là được sắp xếp, nếu như ông không trúng cử. Với một đất nước dân chủ như Mỹ, suy nghĩ này của một ứng viên là không thể chấp nhận. Nói về việc này, đương kim Tổng thống Obama phát biểu:

“Điều đó là nguy hiểm. Khi bạn cố gieo mầm hoài nghi vào trí óc người dân về tính hợp pháp trong các cuộc bầu cử của chúng ta, điều đó xói mòn nền dân chủ của chúng ta”.

Liệu Trump có chấp nhận kết quả bầu chọn nếu ông thua cuộc? Ảnh: Internet.
Liệu Trump có chấp nhận kết quả bầu chọn nếu ông thua cuộc? Ảnh: Internet.

Ý nghĩa cuộc tranh luận thứ 3 đối với ngày bầu cử 8/11

Mặc dù không thể hiện quá xuất sắc trong lần thanh luận thứ 3, nhưng vậy là đủ để bà Clinton tiếp tục dẫn trước Donald Trump. Ứng viên đảng Cộng hòa vướng vào nhiều bê bối và những phát ngôn của ông khi tranh luận tạo cho nhiều người cảm giác ông không thích hợp với vị trí Tổng thống Mỹ.

Kết quả có lợi sau 3 cuộc tranh luận chính là lý do bà Clinton đang dẫn trước đối thủ 4 điểm theo kết quả khảo sát mới nhất. Theo khảo sát của Reuters/Ipsos, trong tuần từ 14 đến 20/10, tỷ lệ ủng hộ của hai ứng viên lần lượt là 44% và 40%.

Tuy nhiên, khoảng cách trên đã bị rút ngắn so với tuần trước. Khi mới bị tung ra đoạn video với những phát ngôn về việc xâm hại phụ nữ, uy tín Trump bị hạ trầm trọng và để cho đối thủ dẫn đến 7 điểm. Thậm chí chính những thành viên khác trong đảng Cộng hòa cũng quay lưng với ông. Rõ ràng vẫn rất nhiều người bỏ qua những bê bối của Trump và họ quan tâm đến những gì ông sẽ làm sau khi trở thành Tổng thống hơn. Việc hạn chế nhập cư, phản đối phá thai và chính sách giảm thuế của Trump được số đông người bảo thủ ở Mỹ ủng hộ.

Một vấn đề nữa mà cuộc tranh luận thứ 3 đem lại đó là quan điểm của Trump về việc chấp nhận kết quả bầu cử. Trong quá khứ, những cuộc bầu chọn Tổng thống Mỹ diễn ra rất quyết liệt nhưng mọi ứng viên thua cuộc đều chấp nhận kết quả. Theo Phó giáo sư Cassino, Đại học Fairleigh Dickinson, nếu Trump làm ngược lại tiền lệ thì sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về chính trị và cả bạo lực ở nước Mỹ.

Quân Lê

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.