Kịch bản nào nếu Mỹ đánh Triều Tiên?

Lệnh tấn công căn cứ Syria bằng tên lửa Tomahawk của Tổng thống Donald Trump đã khiến nhiều người nghĩ ông có thể cũng sẽ hành động tương tự với Triều Tiên. 

Triều Tiên đã xây dựng và phát triển năng lực hạt nhân nhiều năm nay. Công nghệ tên lửa của nước này được cho là cũng đang đạt những tiến bộ đáng kể. Một số chuyên gia tin rằng, chỉ ít năm nữa, Bình Nhưỡng có thể đạt năng lực tấn công Mỹ bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu nổ hạt nhân.

Mỹ đánh Triều Tiên, kịch bản, tấn công, Kim Jong Un, tên lửa, hạt nhân
Triều Tiên liên tục thử tên lửa trong thời gian gần đây. (Ảnh: KCNA/Reuters)

Thực tế, một cuộc tấn công quân sự phủ đầu bởi hoặc nhằm vào Triều Tiên đều ít có thể xảy ra. Chính quyền Kim jong Un được cho là sẽ sẵn sàng chiến đấu đến giây phút cuối cùng, nên đối với kẻ thù của nước này, một cuộc tấn công xâm lược sẽ khốc liệt và vô cùng đắt giá.

Những gì đang diễn ra hiện nay cho thấy một cuộc xung đột vẫn đang âm ỉ, với việc Triều Tiên diễn tập tấn công các căn cứ Mỹ ở Nhật Bản, còn Tổng thống Trump tuyên bố thẳng thừng ông sẵn sàng tự xử mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên - bất kể Trung Quốc có tham gia hay không.

Ngay sau khi Mỹ nã tên lửa vào căn cứ Syria, Hải quân Mỹ đã điều một nhóm tàu tấn công uy lực của Hải quân đến bán đảo Triều Tiên. Vậy nếu xảy ra thì một cuộc chiến với Triều Tiên sẽ như thế nào?

Leo thang chóng mặt

Vì Bình Nhưỡng đã đạt được năng lực quân sự tốt hơn nên Mỹ và các đồng minh sẽ phải huy động các vũ khí và hệ thống phòng thủ tân tiến hơn quanh Triều Tiên.

Chẳng hạn, Mỹ phải lắp đặt hệ thống THAAD ở Hàn Quốc để chặn tên lửa từ Triều Tiên. Trong các cuộc tập trận tháng trước ở ngoài khơi bán đảo, các chiến cơ F-35 cất cánh từ tàu mẹ Carl Vinson. Tham gia tập trận còn có lực lượng đặc nhiệm.

Triều Tiên đáp trả bằng những kỹ năng tên lửa linh hoạt hơn. Tháng 8 năm ngoái, Triều Tiên lần đầu tiên phóng thử một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.

Nếu như trước kia, Triều Tiên thường thử nghiệm chứng tỏ năng lực của các loại tên lửa như Scud, Nodong thì những năm gần đây họ tập trung vào tập luyện di chuyển và phóng nhanh những vũ khí đó từ nhiều vị trí khác nhau trên khắp cả nước.

Do vậy, tình hình sẽ leo thang nhanh chóng nếu Triều Tiên tin rằng nước này sắp bị xâm lược hoặc nhận đòn tấn công chí tử.

Chính quyền Kim Jong Un biết rằng, tấn công vũ khí hạt nhân đồng loạt sẽ khiến chính nước này thất bại.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Bình Nhưỡng hiện có trong tay vài trăm tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, để sử dụng chống lại các mục tiêu trên bán đảo Triều Tiên và ở Nhật Bản. Nước này cũng có nhiều tên lửa tầm trung có thể bắn tới các căn cứ Mỹ như Guam.

Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm ước tính, Triều Tiên có 10-12 đầu đạn hạt nhân sơ đẳng, và năng lực của nước này có thể sản xuất được thêm 4-6 đầu đạn mỗi năm. Tuy nhiên, các ước tính rất khác nhau vì chương trình hạt nhân của nước này vẫn là điều bí ẩn.

Kéo dài bao lâu?

Nếu Trung Quốc không tham gia giúp Triều Tiên, thì theo Robert E. Kelly - giáo sư tại Đại học quốc gia Pusan ở Hàn Quốc, chỉ trong 6 tuần đến tối đa 2 tháng, quân đội Triều Tiên sẽ sẽ bại trận trong một cuộc chiến tranh trên bộ thông thường trước Mỹ và các đồng minh.

Nếu xảy ra một đấu hạt nhân "khứ hồi" thì sẽ khác. Nhưng Mỹ và các đồng minh sẽ không muốn dùng phương án này.

"Nếu chúng ta đấu hạt nhân qua lại trên bán đảo thì mọi thứ sẽ tồi tệ đến mức mọi lựa chọn khác đều cạn kiệt, và chúng ta sẽ rơi vào một thế giới hoàn toàn khác biệt. Nhưng đó không phải là phương án mà họ sẽ chọn", giáo sư Graham nhận định.

Theo ông, viễn cảnh này sẽ dẫn tới "sự lo lắng cao độ trong dân chúng" Hàn Quốc về nạn nhiễm phóng xạ,và thậm chí Mỹ dù ở rất xa vẫn có thể bị ảnh hưởng do hướng gió.

Còn với Triều Tiên, nước này có lẽ không có cơ hội sử dụng vũ khí hạt nhân của mình. Bởi, không lực liên quân sẽ nhanh chóng hạ gục các hệ thống liên lạc của Triều Tiên, tiêu diệt năng lực phòng thủ tên lửa và phá hủy cơ sở hạ tầng như cầu cống, đường sá.

Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn có nhiều cơ hội để khuếch đại thiệt hại. Họ có thể phóng tên lửa thông thường hoặc tên lửa hạt nhân vào các căn cứ Mỹ ở Okinawa hoặc Guam.

Tấn công vũ khí hóa học bằng máy bay không người lái

Theo giáo sư Graham, một khả năng có thể là Triều Tiên sẽ dội vũ khí sinh học hoặc hóa học lên các thành phố của Hàn Quốc. Ông cho rằng, so với vũ khí hạt nhân thì khả năng Triều Tiên sử dụng vũ khí hóa học là cao hơn. Nhưng sẽ không có chuyện một vũ khí hủy diệt hàng loạt được dùng chống lại Seoul mà chỉ là một hình thức giới hạn.

Và để tấn công, chính quyền Kim Jong Un sẽ dùng đến các máy bay không người lái - loại phương tiện mà Hàn Quốc ước tính Triều Tiên đang có trong tay cả nghìn chiếc với các mức độ tàng hình khác nhau.

Đường hầm

Dù vũ khí công nghệ cao nào có trong tay thì nhiệm vụ hạ gục hệ thống chỉ huy và kiểm soát cũng sẽ rất phức tạp trước một công nghệ đơn giản hơn nhiều: đường hầm.

Triều Tiên có nhiều năm phát triển mạng lưới đường hầm rộng lớn của nước này, mà vốn đã khiến Mỹ gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến năm 1950.

"Tôi cho rằng không nước nào trên thế giới có nhiều đường hầm hơn Triều Tiên. Và rất khó có thể hạ được mục tiêu giá trị cao nào ở Triều Tiên", Graham bình luận.

Khó nhưng không phải không thể. Vì ngày nay, kẻ thù của Triều Tiên có trong tay những loại tên lửa phá bong-ke hiện đại.

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.