Vang vọng khúc tráng ca bất tử

(Baonghean) - Xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương trong đêm khánh thành Khu di tích lịch sử Truông Bồn, đón hàng vạn người dân từ mọi miền về đây, giữa không gian một khu di tích lịch sử rộng lớn, linh thiêng để tri ân những Anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, trong đó có cả vì màu xanh hôm nay của mảnh đất này mà đã, đang và là địa chỉ đỏ đến mãi muôn sau...

Thời tiết ở Khu di tích lịch sử Truông Bồn ngày Lễ khánh thành (8/8) cũng giống như ngày khởi công 3 năm trước: mát mẻ, lác đác những hạt mưa lành…Trời như chiều lòng người để muôn tấm lòng xích lại, hướng đến, tìm về địa chỉ lịch sử này. Cuối giờ chiều, Khu di tích đã đón rất nhiều người đến đây để dâng hương. Họ là những cựu quân nhân, cựu TNXP, đoàn viên thanh niên và đông đảo người dân đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Về với Truông Bồn hôm nay, ai ai cũng rưng rưng một niềm phấn khởi. Ông Lê Bá Nhỏ (64 tuổi) ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho hay: “Về đây thăm đồng đội cũ, tôi thấy phấn khởi lắm. Dọc đường từ Nam Đàn lên đã thấy xanh màu cây trái thay cho đồi núi trọc năm xưa. Miền bão lửa không còn, rừng thông, rừng tràm ngút ngàn. Xóm làng quần tụ, đường xá bê tông hóa, bộ mặt nông thôn khởi sắc …”.
Các đại biểu tham gia giao lưu tại buổi lễ.
Các đại biểu tham gia giao lưu tại buổi lễ.
Người đồng đội của ông Nhỏ là ông Lê Bá Tụng, ở xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương, chiến sỹ Thành Cổ Quảng Trị năm xưa, tuổi đã ngoài lục tuần, họ vẫn tranh thủ thăm nhau lúc còn mạnh khỏe, điểm hẹn năm nay là Truông Bồn - Ông Lê Bá Tụng cho hay và giải thích: Chúng tôi đều biết đến tọa độ lửa này trong chiến tranh chống Mỹ, cá nhân chúng tôi cũng đã từng qua đây và gặp gỡ những TNXP trên tuyến đường này. Trong số 1.240 người đã hóa thành vóc núi, dáng cây nơi đây có những người từng là đồng đội gần gũi. Biết ngày này tỉnh Nghệ An làm lễ khánh thành nên chúng tôi tụ tập về khu di tích để tưởng nhớ, để thêm một lần tôn vinh đồng đội, đồng chí mình. Khu di tích lịch sử được xây mới thật quy mô, uy nghiêm. Chúng tôi thật mừng vì những người ngã xuống được tri ân, càng mừng hơn quê hương có được một công trình giàu giá trị giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.
Mừng vui trong nước mắt, đó là tâm trạng của những người cựu TNXP khi đến thăm, về lại Khu di tích lịch sử Truông Bồn. Lặng lẽ thắp nén tâm nhang, dạo bước trong khu di tích rộng, đẹp như một công viên, bà Đặng Thị Nhung, cựu TNXP, ở xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn bần thần, thổn thức kể: “Từ 3 giờ chiều tôi đã đạp xe từ nhà lên đây. Nhớ lắm những tháng năm giữa bom đạn vẫn xung phong phá đá làm đường bảo vệ giao thông vận tải hay làm cọc tiêu sống để xe qua chuyển lương thực hàng hóa từ hậu phương ra tiền tuyến... Đến đây vui vì thấy khu di tích khang trang sạch đẹp, có người chăm nom hương khói hàng ngày; hạnh phúc là mình đã đi qua chiến tranh còn nguyên lành mà thương đồng đội mình ước mơ còn dang dở”… 
Càng về chiều, người đến với Khu di tích càng đông; những người cựu TNXP dẫu lạ, dẫu quen nhưng họ rất nhanh nhận ra nhau và tay bắt mặt mừng, tíu tít chuyện trò… Ông Đặng Quang Mai ở xóm 8, xã Mỹ Sơn, cựu thành viên Ban quản lý Tổng Đội TNXP thời kỳ 1966-1972 như ngỡ mình còn trai trẻ, giục đồng đội mình lên thăm đỉnh núi Cột Cờ là nơi tháng 2/1968, Tổng Bí thư  Lê Duẩn và Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã từng lên khảo sát và chỉ đạo “Truông Bồn là một trọng điểm giao thông ở đây, nó cũng như dòng máu trong một cơ thể thống nhất, quyết không thể để ngừng chảy”. Ông Mai còn mời bằng được các đồng đội về ăn bữa cơm với gia đình, vừa ôn chuyện cũ, vừa thưởng thức những sản vật mà gia trại nhà nuôi trồng được trên miền đất lửa năm xưa... 
20 giờ đêm 8/8, sân lễ hội Khu di tích lịch sử Truông Bồn chật kín người. Hàng vạn người đến đây, đông nhất vẫn là lớp người trẻ mang trên mình chiếc áo xanh màu tình nguyện, nghiêm cẩn lắng nghe và cảm nhận về một Truông Bồn trong ký ức chiến tranh suốt ngày đêm không ngớt tiếng bom đạn; các TNXP năm ấy với tinh thần quả cảm kiên cường: "Tim có thể ngừng đập, nhưng đường không thể tắc", "gãy cầu như gãy xương, đứt cầu như đứt ruột", "sống anh dũng bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm" đã dùng bẹ chuối trắng rải theo làn xe và mặc áo trắng làm "cọc tiêu sống" dẫn đường cho trùng điệp xe qua, ứng cứu, giải toả, bốc dỡ hàng trung chuyển khi xe sa lầy hố bom; sự hy sinh anh dũng của 13 liệt sỹ tiểu đội 2, Đại đội 317... Khúc tráng ca Truông Bồn, tiếc nuối về các dự định đã mãi mãi dang dở bởi chiến tranh năm ấy, thực lay động lòng người đêm nay.
...Còn nhớ, ngày 26/10/2008, khi tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm chiến thắng Truông Bồn và đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể 14 chiến sỹ TNXP Đại đội 317, Đội 65, Tổng đội TNXP Nghệ An, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường (lúc đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh) đại diện cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà hứa quyết tâm: “Nghệ An sẽ khẩn trương, tập trung đầu tư xây dựng Truông Bồn trở thành khu di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, vinh danh các liệt sỹ đã ngã xuống trên mảnh đất này vì nền độc lập, tự do của dân tộc”. Và hôm nay, Nghệ An đã hoàn thành lời hứa với những người đã mất, để di tích Truông Bồn như diễn văn khai mạc Lễ khánh thành của đồng chí Nguyễn Xuân Đường khẳng định: Tri ân các anh hùng, chiến sỹ, liệt sỹ Truông Bồn, Nghệ An tiếp tục thực hiện thật tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các anh, các chị và gia đình; phải dành nhiều sự quan tâm chân thành nhất, chăm lo cuộc sống và thực hiện tốt nhất chính sách đối với gia đình thương binh, gia đình liệt sỹ; đồng thời phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa- lịch sử của Khu Di tích lịch sử Truông Bồn để các thế hệ hôm nay và mai sau mãi mãi tưởng nhớ, tri ân và học tập…
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang  mong muốn Nghệ An với tinh thần của Truông Bồn anh hùng bất tử, năng động, sáng tạo, có những bước phát triển đột phá, xây dựng tỉnh nhà trở thành một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung bộ...
Một tiết mục trong Chương trình nghệ thuật tri ân. 	(Ảnh trong trang n.k)
Một tiết mục trong Chương trình nghệ thuật tri ân. Ảnh : Nguyên Khoa
Tiếp sau phần lễ, chương trình “Truông Bồn - Tráng ca bất tử” được tiếp nối với những tiết mục ca múa nhạc đặc sắc thể hiện lòng biết ơn các TNXP đã hy sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc; phần giao lưu với Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh Quân Khu 4 và nhà báo Văn Hiền, người đã có những năm tháng sống và làm việc trên tọa độ lửa này. Chương trình ca múa nhạc có sử dụng nhiều bài ca về Truông Bồn, sử dụng các hoạt cảnh với hàng trăm người tham dự khắc họa lại những mất mát hy sinh cũng như những chiến công hiển hành của quân và dân Nghệ An. Đặc biệt xúc động là chương trình đã tái hiện lại đêm cuối trước khi hy sinh của 13 TNXP, hình ảnh người tiểu đội trưởng tiểu đội thép đi thăm nấm mộ chung của các đồng đội. Bà Hoàng Thị Đào, ở xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, cựu TNXP thuộc Tiểu đội 4 - người cũng bị thương trong trận bom rạng sáng 31/10/1968 trên tuyến lửa Truông Bồn, nghẹn ngào: “Khi ấy tôi bị thương, được đưa đi cấp cứu thì có nghe tiểu đội bạn bị bom vùi. Cứ ngỡ là chỉ vùi thôi. Sau biết tin dữ tôi đã khóc rất nhiều…Giờ đây xem lại hoạt cảnh tôi không biết nói gì hơn… Đồng đội ơi!”.
Nghe trong thinh không, có một đêm Truông Bồn dội về câu chuyện bi tráng của chiến tranh; có một đêm Truông Bồn hôm nay như hun đúc thêm những tấm lòng yêu nước, vì ngày mai tươi sáng cho dân tộc; có một đêm Truông Bồn ghi dấu ấn cho sự hồi sinh sau bao đạn lửa…  Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đang đổi thay từng ngày, “vết thương trên da thịt đã lành”, nhưng những tưởng nhớ, tri ân thì sẽ còn mãi mãi. Các anh, các chị TNXP năm xưa gan vàng dạ sắt đã ngã xuống và hòa vào đất mẹ, đức hy sinh to lớn của các anh chị đã trở thành tấm gương ngời sáng của lòng yêu nước, để thế hệ hôm nay ngưỡng vọng và phấn đấu viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc. Khu di tích lịch Truông Bồn - nơi bắt đầu một ngã đường nối đường Hồ Chí Minh huyền thoại -  mãi mãi là biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí cách mạng và ngày một thiêng liêng trong tâm thức mỗi người hôm nay.
Nhóm P.V

tin mới

Công nhân và những diễn đàn được nói

Lắng nghe ý kiến của công nhân

(Baonghean.vn) - Nhu cầu được lắng nghe là một trong những nhu cầu mà đoàn viên, công nhân, lao động mong muốn đáp ứng. Từ sự lắng nghe đó, những vướng mắc có cơ hội được tháo gỡ, những chính sách có cơ hội được hoàn thiện và bản thân công nhân, lao động được khẳng định vị thế của mình.

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.