Rừng Việt Nam trước nguy cơ 'không còn tiếng thú, ít tiếng chim'

Rừng bị tận diệt đến mức tĩnh lặng, không còn tiếng thú, tiếng chim là thực tế đang xảy ra khá nhiều tại Việt Nam.

Các nhà bảo tồn quốc tế nhắc đến khái niệm 'rừng lặng' (silent forest), tức là những khu rừng bị săn bắn, tận diệt đến mức tĩnh lặng, không còn tiếng thú, ít tiếng chim. Hiện tượng này dường như đã xảy ra ở rất nhiều cánh rừng tại Việt Nam, khiến thịt thú rừng trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn trước. Cánh thợ săn đã tận diệt từ khu rừng này, rồi càn quyết qua khu rừng khác để đáp ứng nhu cầu thị trường. Rừng lặng - chính là tương lai không xa của các cánh rừng Việt Nam nếu không có ngay những hành động quyết liệt từ phía cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và người tiêu dùng. 

Dù các cơ quan quản lý đã ban hành hàng loạt các quy định về cấm buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã, nhưng thực khách vẫn tìm thấy những quán đặc sản thịt thú rừng khá dễ dàng ở bất cứ địa phương nào trên cả nước. 

Việt Nam vẫn được xem là một điểm nóng, là "trung tâm trung chuyển" động vật hoang dã phục vụ nhu cầu trong nước lẫn xuất lậu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các thị trường khác.

rung-viet-nam-truoc-nguy-co-khong-con-tieng-thu-it-tieng-chim

Các loài voọc Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Vncreatures.

Nghiên cứu của ba tác giả Milica Sandalj, Anna Treydte và Stefan Ziegler thực hiện năm 2015 với sự hỗ trợ của WWF-Việt Nam cho thấy, ước tính mỗi năm có khoảng 3.500 đến 4.000 tấn thịt rừng đi qua thị trường Việt Nam. Một nửa số này được tiêu thụ trong nước với 80% dưới dạng "đặc sản thịt rừng".

Theo nghiên cứu này, 85% trong tổng số 329 người được hỏi ở Huế từng ăn thịt rừng ít nhất một lần trong đời; 68% người có sử dụng thịt rừng trong vòng 12 tháng kể từ ngày được hỏi. Trong số người không ăn thịt rừng thì có đến 55% là do "không có cơ hội", 15% do "quá đắt" và 14% do "không thích"; chỉ 7% không ăn thịt rừng vì "không rõ nguồn gốc". 

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng nhóm người có thu nhập và trình độ học vấn cao xu hướng ăn thịt rừng nhiều thường xuyên hơn, một phần do họ có đủ khả năng tài chính, một phần để chứng tỏ đẳng cấp, phần khác do niềm tin vào tác dụng bồi bổ và công hiệu tăng cường sức khoẻ của thịt rừng.

Phần lớn thịt thú rừng tiêu thụ tại Việt Nam có nguồn từ loài động vật bản địa bị săn, bắn, bẫy từ rừng, trong đó có cả rừng thuộc khu bảo tồn, vườn quốc gia, nơi hành vi săn, bắt động vật hoang dã bị cấm và kiểm soát nghiêm ngặt hơn các nơi khác. Một phần khác được nhập lậu từ các nước lân cận. Trên thị trường cũng có các loại thịt thú rừng được nuôi trong các trang trại. Tuy nhiên, thực khách thường không mặn mà với các loại thịt không có tính “hoang dã” như vậy.

Để đáp ứng nhu cầu thịt rừng lớn đến như vậy thì cánh thợ săn phải săn bắn đến cạn kiệt thú. Có những “tụ điểm” thu mua thú rừng và khu nhà hàng đặc sản thịt rừng vốn hoạt động rầm rộ vài năm trước, nay phải đóng cửa hoặc tìm nguồn thịt rừng từ nhiều nguồn khác nhau do cạn kiệt nguồn thịt rừng tại địa phương.

Điều đó dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của một số loài, trong đó có những loài nguy cấp như bò tót, voọc … Ngoài ra, sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng cá thể trong một hoặc một số loài lại có thể dẫn đến nguy cơ mất cân bằng trong tự nhiên. Một số loài có hại có thể sẽ phát triển rất mạnh do không có thiên địch. Một số loài khác, đặc biệt là thú ăn thịt, lại đứng trước nguy cơ chết đói do không kiếm được thức ăn.

Quy trình kiểm dịch thịt động vật ở Việt Nam

Không chỉ Việt Nam, mà nhiều nước kém phát triển khác ở châu Phi, Nam Á, cũng ăn thịt thú rừng. Thậm chí, ngay cả quốc gia có nền kinh tế, giáo dục, y tế phát triển như Mỹ, Canada, châu Âu, Nhật Bản... cũng tiêu thụ một số lượng lớn thịt rừng. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn trong cách săn bắn và tiêu thụ thịt rừng ở châu Âu so với Việt Nam, bao gồm cả mục đích săn bắn, các loài được phép săn bắn và quan trọng hơn là quy trình kiểm dịch nghiêm ngặt, hạn chế tối đa khả năng lây bệnh cho người và lan ra cộng đồng. 

Thịt rừng ở Việt Nam thường được dân buôn thu gom từ nhiều nguồn. Người ta sử dụng các chất hoá học để chống thối rữa, đông lạnh rồi sau đó mới chuyển đến các nơi tiêu thụ. Nó không còn là đặc sản nữa mà là một loại thực phẩm lạ chưa qua kiểm dịch. Người ăn chắc chắn sẽ không tránh khỏi các loại chất độc hoá học đã ngấm vào từng miếng thịt được ướp đủ thứ gia vị để giấu đi mùi thật.

Nguy hiểm hơn, dù vẫn còn có tranh cãi trong giới khoa học, chúng ta không thể phớt lờ các bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa việc ăn thịt thú rừng, nhất là ăn theo kiểu sống-tái-nội tạng, với nguy cơ nhiễm các loại bệnh chưa từng biết đến, một số bệnh lại có khả năng lây lan rất cao, dẫn đến đại dịch khu vực hoặc thậm chí toàn cầu. Ebola, SARS, H5N1 là ví dụ. 

Vì vậy, việc sử dụng thịt rừng một cách bừa bãi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người trực tiếp tiêu thụ mà còn có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng.

Từ thực trạng trên, Việt Nam cần tăng cường thực thi pháp luật để hạn chế, tiến đến kiểm soát được tình trạng săn bắn, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý hiếm là yêu cầu đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần.

Mọi người đừng góp phần biến rừng Việt Nam thành 'rừng lặng', hay để nó là nơi phục hồi sự sống. Nếu bạn là người có thói quen sử dụng động vật hoang dã, và nếu bạn chưa sẵn sàng để nghĩ đến những lợi ích thiên nhiên, thì ít nhất bạn hãy nghĩ đến sức khỏe của chính bạn và những người xung quanh.

Trần Lê Trà/VNE
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF)

 

tin mới

Công nhân và những diễn đàn được nói

Lắng nghe ý kiến của công nhân

(Baonghean.vn) - Nhu cầu được lắng nghe là một trong những nhu cầu mà đoàn viên, công nhân, lao động mong muốn đáp ứng. Từ sự lắng nghe đó, những vướng mắc có cơ hội được tháo gỡ, những chính sách có cơ hội được hoàn thiện và bản thân công nhân, lao động được khẳng định vị thế của mình.

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.